Quá trình suy giảm ý thức theo tuổi

Suy giảm ý thức tình trạng ít nghiêm trọng hơn so với hôn mê. Tuy nhiên, suy giảm ý thức có liên quan đến rối loạn chức năng của cả hai bán cầu não hoặc hệ thống lưới hoạt hoá. Nguyên nhân suy giảm ý thức do tổn thương cấu trúc hoặc không cấu trúc. Tổn thương có thể ở trạng thái khu trú hoặc lan tỏa. Những trường hợp bệnh này cần được điều trị nhanh chóng giúp ổn định các chức năng sống và xử trí đặc hiệu theo nguyên nhân.

1. Suy giảm ý thức

Đặc điểm chính của ý thức chính bởi sự tỉnh táo và được định hướng đến địa điểm và thời gian. Khi ý thức bị giảm thì khả năng tỉnh táo, nhận thức và định hướng suy giảm. Tình trạng này cũng được coi một cấp cứu y tế.

Bộ não chịu trách nhiệm với chức năng duy trì ý thức cuối cùng. Não hoạt động được cần một lượng oxy và glucose nhất định để hoạt động tốt. Nhiều chất chúng ta sử dụng có thể ảnh hưởng đến hoạt động hoá học của não. Tuy nhiên, những chất này có thể làm giảm hoặc duy trì ý thức. Chẳng hạn như caffeine có thể kích thích làm tăng mức độ hoạt động của não. Caffeine có thể được tìm thấy trong nhiều các loại thực phẩm, và đồ uống tiêu thụ hàng ngày. Mặt khác các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần có thể làm người bệnh buồn ngủ. Tác dụng phụ của tình trạng này được xem như một hình thức của ý thức suy yếu.

Suy giảm ý thức là tình trạng giảm đáp ứng đối với kích thích bên ngoài. Suy giảm ý thức nặng bao gồm: Hôn mê - không thể đánh thức người bệnh và mắt không mở trước bất kỳ kích thích nào; - người bệnh chỉ có thể được đánh thức bởi kích thích thực thể ở mức độ mạnh.

Các mức suy giảm ý thức ít nghiêm trọng hơn thường gặp có thể tình trạng lơ mơ, hoặc nặng hơn, ý thức thu hẹp, u ám, suy giảm nhận thức. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các mức độ suy giảm ý thức nhẹ có thể không chính xác chẳng hạn như rối loạn ý thức. Mê sảng có thể khác so với rối loạn nhận thức và có thể hồi phục được.

Hôn mê tiểu đường
Suy giảm ý thức là tình trạng giảm đáp ứng đối với kích thích bên ngoài

2. Đặc điểm sinh lý bệnh của suy giảm ý thức theo tuổi

Suy yếu hệ thần kinh cần được duy trì sự tỉnh táo đòi hỏi các chức năng của bán cầu não không bị tổn thương và sự toàn vẹn của các cơ chế thức tỉnh trong hệ thống lưới hoá - mạng lưới rộng khắp của các nhân và các sợi liên hợp cầu não trên, trung não và phần sau của não trung gian. Vì vậy, cơ chế suy giảm ý thức phải liên quan đến cả hai bán cầu não hoặc rối loạn chức năng của hệ thống lưới hoá đi lên.

Nhằm làm suy giảm ý thức, rối loạn chức năng của cơ quan não phải xảy ra ở hai bên. Các rối loạn bán cầu não một bên có thể không đủ, mặc dù chúng có thể gây ra thiếu sót thần kinh nặng. Tuy nhiên, tổn thương khu trú kích thích trước lớn ở bán cầu não, chẳng hạn như đột quỵ do tắc động mạch não giữa bên trái có thể làm suy giảm ý thức nếu bán cầu đối diện bị tổn thương từ trước hoặc nếu có hiệu ứng chèn ép vào bán cầu bên đối diện, chẳng hạn như phù não.

Thông thường, rối loạn chức năng hệ thống lưới hoạt hoá do một bệnh lý có thể ảnh hưởng như ngộ độc hoặc rối loạn chứng năng chuyển hoá, chẳng hạn như hạ đường máu, thiếu oxy, tăng ure máu,... Rối loạn chức năng hệ thống lưới hoạt hoá cũng có thể do thiếu máu cục bộ, chẳng hạn như tình trạng nhồi máu não ở phần trên thân não, xuất huyết, hoặc tổn thương cơ học trực tiếp.

Những bệnh liên quan đến làm tăng áp lực nội sọ có thể làm giảm áp lực tưới máu não, dẫn đến thiếu máu não thứ phát. Thiếu máu não thứ phát có thể tác động đến hệ thống lưới hoạt hoá một hoặc cả hai bán cầu não làm suy giảm ý thức.

Khi tổn thương não rộng, thoát vị não góp phần làm suy thoái thần kinh bởi vì nó có thể gây ra: Chèn ép trực tiếp nhu mô não, tăng áp lực nội sọ, có thể dẫn đến tràn dịch não, gây rối loạn chức năng tế bào thần kinh và tế bào mạch máu. Suy giảm ý thức có thể tiến triển đến hôn mê và cuối cùng sẽ gây chết não.

Điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ động mạch não ở trẻ em
Thiếu máu não thứ phát có thể tác động đến hệ thống lưới hoạt hoá làm suy giảm ý thức.

3. Nguyên nhân của quá trình suy giảm ý thức

Nguyên nhân chính của quá trình suy giảm ý thức có thể do hậu quả của các rối loạn cấu trúc và thường gây ra tổn thương khu trú hoặc rối loạn phi cấu trúc, thường gây tình trạng tổn thương lan toả.

Các bệnh lý tâm thần, chẳng hạn như do không đáp ứng được nguyên nhân tâm thần có thể biểu hiện giống tình trạng suy giảm ý thức, có chủ ý và có thể phân biệt với suy giảm ý thức thực sự bằng quá trình khám thần kinh.

4. Triệu chứng cơ năng và thực thể

Ý thức suy giảm ở các mức độ khác nhau. Kích thích lặp lại có thể đánh thức được người bệnh trong khoảng thời gian ngắn nhất hoặc không đánh thức bệnh nhân được chút nào.

  • Bất thường ở mắt: Đồng tử của bệnh nhân có thể giãn to, có nhỏ hoặc kích thước hai bên đồng tử không đều. Một hoặc cả hai đồng tử của người bệnh có thể nằm cố định tại vị trí ở giữa. Cử động mắt của người bệnh có thể do mất liên kết hoặc không có hoặc có các kiểu cử động bất thường. Các bất thường của mắt có thể bao gồm việc mất đáp ứng chớp mắt với kích thích thị giác và phản xạ giác mạc.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Người bệnh có thể có các kiểu thở bất thường, đôi khi, tình trạng này còn đi kèm với tình trạng tăng huyết áp và nhịp tim chậm. Thậm chí, có thể xảy ra tình trạng ngừng thở và ngừng tim đột ngột.
  • Rối loạn các chức năng vận động: Những bất thường người bệnh có thể thấy bao gồm liệt mềm, liệt nửa, suy tư thế vận động, giật cơ nhiều ổ, tư thế mất vỏ và tư thế mất não.

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện nếu thân não bị tổn thương và có thể kèm thêm các triệu chứng bao gồm buồn nôn, nôn, phản ứng màng não, đau đầu vùng chẩm, tăng cảm giác buồn ngủ.

Bệnh nhân thuộc diện người cao tuổi có thể bị hôn mê, thay đổi ý thức và mê sảng vì nhiều yếu tố như: Ít dự trữ nhận thức hơn do có những thay đổi của não liên quan đến tuổi cũng như tổn thương não trước đây. Các nguy cơ cao của tương tác thuốc do sử dụng thuốc sẽ tác động lên não khá nhiều hoặc do sự giảm sút chức năng liên quan đến tuổi của các cơ quan chuyển hoá thuốc. Những người cao tuổi có nguy cơ cao hơn về sai liều lượng thuốc do sử dụng thuốc quá nhiều cùng với chế độ sử dụng thuốc phức tạp.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến những tác động nhỏ như mất nước, nhiễm khuẩn tiết niệu,... cũng có thể làm thay đổi ý thức của người cao tuổi. Hơn nữa, ở người bệnh cao tuổi, tình trạng tinh thần và các kỹ năng giao tiếp có nhiều khó khăn làm khó phát hiện tình trạng lơ mơ và lú lẫn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: msdmanuals.com, dieutri.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

818 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan