Phác đồ điều trị cúm B

Không giống như virus cúm A, cúm loại B chỉ xuất hiện ở người và đôi khi triệu chứng có thể ít hơn nhưng lại cực kỳ có hại. Hiện nay người mắc dịch cúm B sẽ có phác đồ điều trị riêng nhằm đảm bảo sức khỏe.

1. Đặc điểm virus dịch cúm B

Virus cúm B chỉ có khả năng lây truyền từ người sang người và không lây truyền qua động vật như virus dịch cúm A. Triệu chứng của dịch cúm B thường nhẹ, và ít có nguy hiểm hơn khi so sánh với các biểu hiện của bệnh cúm A. Hai loại cúm này thường đồng thời kết hợp và gây nên bệnh cúm mùa hàng năm.

Dịch cúm B chỉ có thể gây ra bệnh cúm thông thường và không gây ra đại dịch. Tuy không phổ biến như cúm A, và ít có khả năng gây dịch, nhưng bệnh cúm gây ra bởi virus dịch cúm B lại có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng với những nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu, người có tiền sử bệnh nền mạn tính.

1.1 Các chủng dịch cúm B

Dịch cúm B chỉ có một chủng virus gây ra bệnh duy nhất, và không chia thành các phân loại như dịch cúm A, chúng chỉ được chia làm 2 dòng phổ biến: là dịch cúm B loại Yamagata và dịch cúm B loại Victoria. So với các chủng của cúm A, cả 2 dòng dịch cúm B đều ít có sự biến đổi hơn và hầu như không thay đổi về bản chất kháng nguyên.

Trước những năm 1990 hầu như là chỉ có một dòng dịch cúm B loại Victoria, thì đến đầu những năm 1990 đã bắt đầu xuất hiện dòng dịch cúm B loại Yamagata. Từ những năm đầu thế kỷ 20, cả hai dòng cúm này cùng tồn tại và gây ra nhiễm bệnh số lượng lớn cho con người. Hai chủng dịch cúm B này thay phiên nhau lây lan theo năm, hoặc theo khu vực.

1.2 Thời gian ủ bệnh dịch cúm B

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm dịch cúm virus dịch cúm B khá ngắn, chỉ khoảng 1 đến 3 ngày và người bệnh không xuất hiện các dấu hiệu bệnh rõ ràng. Tiếp đó, bệnh sẽ diễn tiến trong khoảng 3 đến 5 ngày với những cơn sốt nhẹ, hoặc sốt cao đến 41oC, có kèm theo đau họng, hắt hơi, hoặc sổ mũi và ho. Tuy nhiên, do bệnh dịch cúm B lây nhiễm qua dịch tiết mũi, nước bọt và tiếp xúc nên trong thời gian đang ủ bệnh vẫn có thể sẽ lây nhiễm sang người khoẻ mạnh.

Khi bị nhiễm dịch cúm B, người có sức đề kháng tốt chỉ cần nghỉ ngơi trong vài ngày là khỏi bệnh, sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến hệ hô hấp, hoặc sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên ho và cảm giác mệt mỏi có thể sẽ kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

2. Đối tượng dễ gặp biến chứng khi nhiễm cúm B

Triệu chứng của dịch cúm B có thể sẽ tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị. Tuy vậy, vẫn có những người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng như:

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
  • Phụ nữ sau khi sinh chưa đầy 2 tuần.
  • Người có hệ miễn dịch yếu, hoặc đang mắc một số bệnh mạn tính.
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
  • Người già trên độ tuổi 65.
  • Người đang bị suy giảm sự miễn dịch: như viêm tai giữa, bệnh viêm phế quản, bị viêm phổi, hoặc viêm não, và suy hô hấp..

Đối với những đối tượng là trẻ em khi bị dịch cúm B, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám kịp thời, nhanh chóng tại các cơ sở y tế uy tín, tin cậy trước khi đưa ra những biện pháp điều trị tại nhà. Trường hợp, nếu các bậc phụ huynh tự ý sử dụng thuốc không có ý kiến của bác sĩ, có thể sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng cho trẻ.

3. Triệu chứng dịch cúm B

Dịch cúm B sẽ khiến người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm cúm có thể sẽ ngăn chặn virus tiến triển nặng cũng như giúp người bệnh tìm ra hướng điều trị tốt nhất. Ở dịch cúm B triệu chứng phổ biến bao gồm:

3.1. Triệu chứng về hô hấp

Tương tự như cảm lạnh thông thường, dịch cúm B có thể khiến người bệnh gặp các triệu chứng ở đường hô hấp. Các dấu hiệu khởi phát thường như: Ho; và khó thở, viêm họng và sổ mũi.

Tuy nhiên, các triệu chứng về đường hô hấp do cúm có thể nghiêm trọng hơn và dễ dẫn đến các biến chứng về sức khỏe khác. Nếu người bệnh bị hen suyễn, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, sẽ có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng bệnh, thậm chí là gây ra một đợt hen nghiêm trọng.

Nếu không được điều trị hoặc trong những trường hợp nặng hơn, dịch cúm B có thể gây ra: bệnh viêm phổi, bệnh viêm phế quản, bị suy hô hấp hoặc suy thận.

3.2. Triệu chứng toàn thân

Một triệu chứng rất phổ biến của bệnh cúm là sốt lên tới 41,1 độ C. Nếu người bệnh không hạ sốt trong vài ngày cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các biểu hiện khác bao gồm:

  • Người ớn lạnh, hoặc nhức mỏi cơ thể,
  • Bị đau bụng, người mệt mỏi hoặc yếu ớt.

3.3. Triệu chứng dạ dày

Một số ít trường mắc bệnh có thể có dấu hiệu tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Những triệu chứng này phổ biến ở trẻ em và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề ở dạ dày như:

  • Buồn nôn, ói mửa
  • Bị đau bụng và ăn không ngon.

3.4. Các biến chứng của dịch cúm B

Các biến chứng dễ gặp nhất của dịch cúm B bao gồm:

  • Viêm phổi tiên phát: Bị sốt liên tục, hoặc sốt cao trên 39oC kéo dài từ 3 đến 5 ngày không hạ. Gặp khó khăn trong hô hấp, thở nhanh hoặc thở gấp, nặng hơn có thể sẽ gây ra suy hô hấp, hoặc suy tuần hoàn. Còn có thể kèm theo ho khạc đờm, chân tay run và da xanh tái.
  • Viêm phổi thứ phát: Thường gặp ở những người có bệnh nền mạn tính, hoặc trẻ em và người có sức đề kháng yếu với tình trạng sốt cao trở lại sau khi đã hạ sốt được 2 đến 3 ngày như; hô hấp khó thở, hoặc đau tức ngực và ho khạc đờm, thấy da xanh tái, hay suy kiệt, người mệt mỏi...

Ngoài ra, nhiễm dịch cúm B ở người bệnh, cũng có thể làm các bệnh mạn tính trở nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời như:

  • Bệnh tim mạch: như viêm cơ tim, hay viêm màng ngoài tim, và suy tuần hoàn...
  • Bị thần kinh: bệnh viêm não, viêm màng não, viêm não tủy hoặc viêm đa dây thần kinh và viêm rễ thần kinh...
  • Ở trẻ sơ sinh: dễ viêm tai, viêm xương chũm và nhiễm độc thần kinh.
  • Ở phụ nữ đang mang thai: sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ bầu và thai nhi, nghiêm trọng có thể gây ra dị tật, hoặc sảy thai.

4. Một số phác đồ điều trị cúm B

Với loại bệnh do virus dịch cúm B hay những virus khác gây ra, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu điều trị cúm B riêng. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể dựa trên tình trạng của từng người bệnh để có phác đồ điều trị cúm B phù hợp, hoặc kê thuốc hạ sốt nhằm điều trị các triệu chứng xuất hiện trên người bệnh đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Một số phác đồ có thể áp dụng:

  • Phát hiện sớm và cách ly chăm sóc để hạn chế sự lây lan trong điều trị cúm B
  • Điều trị cúm B đặc hiệu bằng thuốc Oseltamivir
  • Điều trị cúm B các triệu chứng, và biến chứng

4.1. Điều trị cúm B bằng thuốc đặc hiệu

Thuốc Oseltamivir dùng điều trị cúm B:

  • Người lớn: dùng 75mg x 2 lần trên ngày, dùng 5 đến 7 ngày
  • Trẻ em: Từ 1 đến 13 tuổi: dùng uống theo trọng lượng của cơ thể.
  • Trẻ dưới 15kg: dùng 30mg x 2 lần trên ngày, dùng 5 đến 7 ngày
  • Trẻ từ 16 đến 23 kg: dùng 45mg x 2 lần trên ngày, dùng 5 đến 7 ngày
  • Từ 24 đến 40 kg: dùng 60mg x 2 lần trên ngày, dùng 5 đến 7 ngày

Thuốc Zanamivir dùng điều trị cúm B, dùng 300 đến 600 mg trên ngày, dùng 5 đến 7 ngày.

4.2. Điều trị cúm B ở người bệnh có biến chứng

Kháng sinh (Khi có bội nhiễm VK): Chọn loại kháng sinh trong điều trị cúm B, dựa vào kết quả nhuộm Gram và cấy bệnh phẩm.

Điều trị bệnh suy hô hấp trong điều trị cúm B:

  • Cung cấp Oxy: Thở Oxy thông qua gọng kính, hoặc là mặt nạ
  • Thở CPAP: Khi người bệnh thất bại với điều trị thở Oxy
  • Thông khí nhân tạo: Thở máy không xâm nhập, hoặc thở máy xâm nhập, nhưng còn tùy theo tình trạng của người bệnh.
  • Dẫn lưu hút khí ở màng phổi khi có tràn khí

4.3. Điều trị các triệu chứng của điều trị cúm B

  • Bù nước và điện giải: đảm bảo thăng bằng kiềm toan
  • Hạ sốt: bằng thuốc Paracetamol trong điều trị cúm B
  • Thuốc vận mạch: thuốc Dopamin, hoặc Noradrenalin + Dobutamin
  • Nếu có suy đa tạng: Áp dụng phác đồ hồi sức cho người bệnh bị suy đa tạng
  • Corticoid: Dùng cho người bệnh bị nặng, hoặc có sốc
  • Dùng thuốc Solumedrol: 0,5 đến 1 mg trên kg/ngày, dùng 7 ngày (tiêm TM)
  • Dùng Depersolon: 30mg x 2 lần trên ngày, dùng 7 ngày (tiêm TM)

Tiêu chuẩn ra viện: Hết sốt 7 ngày, XQ tim, phổi ổn định, CR VR cúm (-)

Hiện nay cúm B là bệnh có thể phòng ngừa và chặn đứng hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc xin. Các chuyên gia và rất nhiều tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo rằng tất cả mọi người, đặc biệt nhất là ở trẻ em, hoặc người cao tuổi, những người có bệnh lý nền, nên được tiêm phòng vắc xin cúm, để phòng cúm hàng năm. Có thể tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

154.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan