Nội soi bàng quang chẩn đoán có gây mê

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong trong lĩnh vực tiết niệu và tiết niệu chuyên sâu.

Nội soi bàng quang là phương pháp được bác sĩ sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về đường tiết niệu. Gây mê Nội soi bàng quang là điều nên làm để giúp bệnh nhân giảm thiểu đau đớn xuyên suốt quá trình thực hiện kỹ thuật này.

1. Nội soi bàng quang là gì?

Hiện nay, để khảo sát tình trạng của đường tiểu dưới bao gồm niệu đạo và bàng quang, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật nội soi bàng quang chẩn đoán có gây mê thông qua máy nội soi. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng ống kính nội soi để kiểm tra niêm mạc bàng quang và niệu đạo, ống này sẽ được đưa từ từ vào niệu đạo và bàng quang.

Trong các trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng như đái ra máu hoặc mủ, người bệnh bị hội chứng bàng quang, viêm bàng quang mạn, u bàng quang, có sỏi hay dị vật trong bàng quang sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi bàng quang để kiểm tra và đánh giá tình trạng bàng quang của người bệnh.

Các trường hợp chống chỉ định sử dụng kỹ thuật nội soi bàng quang bao gồm chấn thương nứt niệu đạo, nhiễm trùng tiến triển đường niệu thấp, phì đại lành tính tuyến tiền liệt có kích thước quá to, lao bàng quang, u vùng tiểu khung có chèn ép tắc nghẽn đường niệu.

Để thực hiện nội soi bàng quang, bác sĩ có thể sử dụng một trong hai hoặc cả hai loại dụng cụ soi là ống soi mềm và ống soi cứng. Tùy từng trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ thực hiện sẽ sử dụng loại ống soi phù hợp. Mỗi loại ống soi đều có ưu nhược điểm khác nhau như sau:

Sỏi bàng quang cần được điều trị sớm để không gây ra biến chứng
Hình ảnh sỏi bàng quang
  • Ống soi cứng: Trong ống soi cứng có nhiều thấu kính nên hình ảnh khảo sát được sẽ rõ nét hơn, có nhiều kênh để bác sĩ thao tác và đưa dụng cụ, lòng kênh rộng nên bác sĩ dễ dàng tưới rửa hơn. Ống soi cứng giúp bác sĩ dễ dàng kiểm soát và định hướng, bác sĩ có thể thực hiện một mình mà không cần ai hỗ trợ. Tuy nhiên ống soi cứng thường gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, vì vậy bác sĩ phải gây mê nội soi bàng quang nếu sử dụng loại ống này.
  • Ống soi mềm: Ít gây đau đớn cho bệnh nhân hơn, cơ chế hoạt động linh hoạt hơn, dễ dàng khảo sát toàn bộ bàng quang tuy nhiên khó đưa các dụng cụ can thiệp vào bàng quang qua kênh thao tác.

2.Nội soi bàng quang chẩn đoán được những bệnh nào?

Nội soi bàng quang giúp chẩn đoán được tình trạng thực tế của bàng quang, giúp bác sĩ đưa ra được phương án điều trị đối với tình trạng mà bệnh nhân gặp phải.

  • Kiểm tra nguyên nhân gây ra các dấu hiệu bất thường ở bàng quang
  • Chẩn đoán tình trạng của bàng quang, các bệnh tiết niệu có thể gặp phải.
  • Chẩn đoán các vấn đề của tuyến tiền liệt
  • Loại bỏ sỏi, dị vật ở bàng quang
  • Cắt polyp hoặc khối u ở bàng quang
  • Đặt ống thông tiểu
  • Điều trị viêm, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

3. Quy trình nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang bằng ống mềm
Nội soi bàng quang bằng ống mềm

Để thực hiện nội soi bàng quang, người bệnh cần nhịn ăn trước khi làm thủ thuật ít nhất là 6 giờ đồng hồ, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trước khi thực hiện thủ thuật.

Người bệnh cần lấy mẫu nước tiểu trước khi nội soi bàng quang và thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Gây mê nội soi bàng quang là thủ thuật được thực hiện sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu đau đớn trong quá trình thực hiện, bệnh nhân được hướng dẫn nằm ngửa lưng trên giường phẳng theo tư thế sản khoa trước khi tiến hành gây mê.

Sau khi bệnh nhân được gây mê, bác sĩ bắt đầu thực hiện thủ thuật bằng cách đẩy nhẹ ống soi vào trong niệu đạo hướng về bàng quang, nước vô trùng sẽ được đưa vào bên trong để làm đầy bàng quang từ từ nhằm mục đích giúp bác sĩ quan sát niêm mạc bàng quang dễ dàng hơn.

Quá trình nội soi bàng quang diễn ra từ 5-10 phút với mục đích kiểm tra, sẽ lâu hơn đối với các thủ thuật khác. Sau đó bác sĩ sẽ kéo nhẹ ống soi ra ngoài và kết thúc buổi nội soi.

Sau khi kết thúc nội soi bàng quang, người bệnh có thể ra về ngay trong ngày sau khi thuốc mê đã hết hiệu lực.

4.Những rủi ro có thể gặp khi Nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang là thủ thuật đơn giản, hiếm khi bệnh nhân gặp phải những rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên biết về những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình nội soi bàng quang, đó là:

  • Nhiễm trùng: Trong quá trình nội soi bàng quang, có thể vi trùng sẽ được đưa vào đường tiểu gây nhiễm trùng, tuy nhiên trường hợp này vô cùng hiếm xảy ra. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho người bệnh để phòng ngừa nhiễm trùng.
  • Chảy máu: Trong quá trình nội soi có thể chảy một ít máu lẫn trong nước tiểu, tuy nhiên các trường hợp chảy máu đều không quá nghiêm trọng nên người bệnh không phải lo lắng
  • Đau: Bất kỳ bệnh nhân thực hiện nội soi bàng quang đều cảm thấy đau bụng và cảm giác nóng khi đi tiểu, tuy nhiên các triệu chứng này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.

Một số biến chứng liên quan đến gây mê nội soi bàng quang như tụt huyết áp, suy hô hấp, buồn nôn hoặc nôn sẽ được khắc phục bằng cách truyền dịch hoặc thở oxy.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan