Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ


Viêm tai giữa cấp ở trẻ em nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đây là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh được chỉ định dùng kháng sinh và các loại thuốc khác để điều trị triệu chứng. Việc sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cấp cũng cần đặc biệt lưu ý, đặc biệt đối tượng sử dụng là trẻ em.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hai Phòng.

1. Nguyên nhân trẻ em thường bị viêm tai giữa cấp

Các vấn đề về tai thường phổ biến ở trẻ 2 tuổi hoặc trẻ nhỏ hơn là do các bé có xu hướng tiếp xúc với nhiều loại vi trùng gây bệnh tồn tại trong môi trường xung quanh trước khi hệ miễn dịch của bé phát triển đầy đủ để chống lại sự viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm tai giữa cấp là do vòi nhĩ chính là ống nối tai giữa với họng, cho phép những chất nhiễm khuẩn tại chỗ di chuyển lên khoang của tai giữa, khi chức năng vòi nhĩ suy yếu dẫn đến thay đổi áp suất trong tai, khiến chất lỏng bị tích tụ ở tai giữa làm phồng màng nhĩ. Bệnh viêm tai giữa cấp tính thường tự khỏi khi sự nhạy cảm với bệnh giảm đi và vòi nhĩ của trẻ cũng dần hoàn thiện hơn.

Trẻ sơ sinh khó ngủ
Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi

2. Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ khác nhau theo độ tuổi

Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ bị viêm tai giữa thường khóc đêm, sốt (có thể sốt cao trên 39 độ nếu viêm nặng), đồng thời bỏ bú hoặc kèm theo chảy mủ tai. Trẻ ở lứa tuổi lớn hơn có thể biết đưa tay lên chà xát hay giật tai. Đối với trẻ đã biết nói, bé sẽ nói tai bé bị đau tai ù tai và khả năng nghe kém.

Theo đó, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy xuất hiện các biểu hiện như sau: Chảy dịch tai, sưng vùng xung quanh tai, đau đầu, ói nhiều lần trong ngày, rối loạn tri giác, trẻ sốt trên 39 độ C nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt và việc chườm ấm không đỡ, trẻ bị chóng mặt hoặc liệt mặt, mất thính lực, quấy khóc nhiều kèm bỏ ăn bỏ bú.

Việc thăm khám và điều trị viêm tai giữa cấp tính ở giai đoạn sớm sẽ giúp trẻ cải thiện được triệu chứng cũng như hạn chế được biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Video đề xuất:

Chữa viêm tai giữa đúng cách

3. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Thuốc điều trị viêm tai giữa cấp cần phụ thuộc vào tuổi của trẻ và mức độ nặng của bệnh. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, bác sĩ cần chỉ định điều trị kháng sinh ngay. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi bị viêm tai giữa cấp tính cả hai bên cũng cần điều trị kháng sinh theo chỉ định. Nếu trẻ chỉ bị viêm một bên và triệu chứng bệnh nhẹ thì có thể cho phép theo dõi trong khoảng từ 48-72 giờ.

Đối với trẻ trên 2 tuổi chỉ dùng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm độc, triệu chứng đau tai dai dẳng kéo dài trên 48 giờ, trẻ có sốt trên 39 độ C trong vòng 48 giờ trước, trẻ bị viêm cả hai tai hoặc tai có chảy mủ, không đảm bảo trong việc tiếp tục theo dõi.

Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em như sau: Dùng amoxicillin nếu trong vòng 1 tháng vừa qua trẻ không dùng bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm beta - lactam, trẻ không có tiền sử viêm tai giữa cấp tái phát và không mắc bệnh viêm kết mạc mủ kèm theo. Amoxicillin kết hợp với acid clavulanic được chỉ định cho những trẻ trong vòng 1 tháng vừa qua có dùng kháng sinh thuộc nhóm beta - lactam, trẻ có bệnh viêm kết mạc mủ kèm theo, trẻ có tiền sử mắc viêm tai giữa tái phát. Đối với những trẻ bị dị ứng với penicillin thì có thể đổi sang dùng dùng cefdinir hoặc cefpodoxim...

Các kháng sinh thuộc nhóm quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin) nhỏ tại chỗ có thể cho hiệu quả tương đương so với đường uống trong trường hợp viêm tai giữa có chảy mủ, trường hợp đặt ống thông nhĩ hầu và trường hợp viêm tai giữa mạn tính. Tuy nhiên không có nghiên cứu về việc nhỏ tại chỗ kháng sinh nhóm quinolon trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp tính hoặc bị thủng màng nhĩ mới.

Nhỏ thuốc đau tai
Sử dụng kháng sinh nhỏ nếu trẻ bị viêm tai giữa có chảy mủ

Trong trường hợp thất bại (các triệu chứng xấu hơn hoặc không cải thiện sau 48-72 giờ dùng kháng sinh) do điều trị chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lý thì nên đổi kháng sinh. Ví dụ đang dùng amoxicillin liều cao nhưng không hiệu quả thì đổi sang Amoxicillin kết hợp với acid clavulanic liều cao. Nếu vẫn thất bại thì có thể thay thế bằng các Cephalosporin hoặc Quinolon...

4. Lưu ý đối với các thuốc điều trị triệu chứng

Giảm đau: Sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau Ibuprofen hoặc thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen (Paracetamol) để giảm đau trong viêm tai giữa cấp. Có thể thay thế bằng các loại thuốc tê như: Benzocain, Procain, Lidocain nhỏ tại chỗ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên với điều kiện màng nhĩ của trẻ chưa bị thủng. Phương pháp nhỏ tại chỗ những loại thuốc tê này không được chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây thiếu máu do MetHemoglobin.

Thuốc kháng histamin: Đối với trẻ em bị viêm tai giữa cấp kèm theo viêm mũi dị ứng thì có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng thuốc chống sung huyết mũi và thuốc kháng histamin để giải quyết các triệu chứng tại mũi. Nhưng cần thiết vẫn phải cân nhắc thật kĩ, so sánh lợi ích với các tác dụng không mong muốn và khả năng gây kéo dài thời gian chảy dịch ở tai giữa của các thuốc kháng histamin.

Đối với những trẻ viêm tai giữa cấp không kèm viêm mũi dị ứng thì không nên dùng các thuốc chống sung huyết và thuốc kháng histamin trong điều trị. Do việc sử dụng các thuốc chống sung huyết và thuốc kháng histamin đơn độc hoặc phối hợp với nhau sẽ làm gia tăng tác dụng phụ và kéo dài hiện tượng chảy dịch tai giữa.

Sử dụng thuốc kháng histamin
Dùng thêm thuốc kháng histamin nếu trẻ bị viêm tai giữa cấp

Trong quá trình sử dụng thuốc cho trẻ, phụ huynh cần theo dõi những bất thường có thể xảy ra như: trẻ nổi ban đỏ, nổi mẩn, trẻ buồn nôn hoặc nôn..., đây có thể là những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc vì vậy cần thông báo ngay cho bác sĩ biết.

Hiện nay, có nhiều bậc phụ huynh tự ý điều trị cho con bằng cách dùng oxy già nhỏ vào tai, rắc bột thuốc kháng sinh vào tai của con... Những cách làm này là hoàn toàn sai lầm. Nhỏ oxy già có thể làm bong lớp biểu bì bảo vệ da ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Rắc bột thuốc kháng sinh vào tai trẻ sẽ làm bít tắc dẫn lưu dịch, dịch viêm không được dẫn lưu ra ngoài sẽ phá hủy phần xương chũm của tai giữa, gây viêm xương chũm, nặng nề hơn sẽ gây biến chứng nội sọ...

Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý: Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để tự điều trị, không dùng thuốc theo lời mách bảo của người khác. Việc chẩn đoán và điều trị phải được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa để tránh các biến chứng nặng nề của thuốc có thể gây ra. Khi được bác sĩ kê đơn dùng thuốc, phụ huynh cần tuân thủ chỉ định về liều dùng và cách dùng thuốc, theo dõi nếu có bất thường (tác dụng phụ của thuốc) có thể xảy ra, báo cho bác sĩ biết để kịp thời ứng phó.

Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường khá phức tạp và rất dễ tái phát nếu không sử dụng đúng thuốc và không điều trị theo đúng phác đồ. Vì vậy phụ huynh phải hết sức lưu ý trong việc dùng thuốc điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em.

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh cùng với quy trình thăm khám hiện đại do các bác sĩ có chuyên môn đảm nhận điều trị sẽ đem lại kết quả điều trị tối ưu, hạn chế tái phát.

Để đăng ký thăm khám cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất:

Con bị bệnh tai mũi họng, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Zincap
    Công dụng thuốc Zincap 500

    Thuốc Zincap 500mg chứa thành phần chính là Cefuroxim axetil 500mg, một kháng sinh Cephalosporin thế hệ II. Thuốc Zincap 500 được chỉ định để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu,...

    Đọc thêm
  • banner natives image
    QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • belridan
    Công dụng thuốc Belridan

    Belridan thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được dùng để điều trị nhiễm trùng nhẹ đến vừa do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

    Đọc thêm
  • thuốc Claminat 1,2 g
    Công dụng thuốc Claminat 1,2 g

    Thuốc Claminat 1,2 g là thuốc kháng sinh dùng đường tiêm để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc gây nên. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Claminat 1,2 g, ...

    Đọc thêm
  • clarisol 250
    Công dụng thuốc Clarisol-250

    Thuốc Clarisol-250 là thuốc kháng sinh kê đơn được chỉ định trong một số trường hợp nhiễm khuẩn với các loại vi khuẩn nhạy cảm. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Clarisol-250, người bệnh cần tuân theo chỉ ...

    Đọc thêm
  • Samfixime Sachet
    Công dụng thuốc Samfixime Sachet

    Samfixime Sachet thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm nấm. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Samfixime Sachet là ...

    Đọc thêm