Những biểu hiện lâm sàng bệnh tiểu đường ở trẻ em

Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính phổ biến ở nước ta, đối tượng mắc chủ yếu ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc tiểu đường ngày càng cao. Biểu hiện tiểu đường ở trẻ em cũng có một số khác biệt so với người lớn.

1. Tiểu đường ở trẻ em

Có nhiều dạng bệnh tiểu đường nhưng bệnh tiểu đường type 1type 2 là hai dạng phổ biến nhất. Cả hai hình thức có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng cho đến gần đây, loại tiểu đường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên là tiểu đường type 1. Nó được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên.

1.1 Bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường loại 1 là do tuyến tụy sản xuất không đủ insulin. Khi điều đó xảy ra, cơ thể không thể chuyển hóa đường một cách hợp lý, khiến chúng tích tụ trong máu. Những loại đường này (còn gọi là glucose) không thể được sử dụng bởi cơ thể và được bài tiết qua nước tiểu. Điều này dẫn đến các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường type 1 như đi tiểu nhiều, khát nước, thèm ăn, sụt cân.

1.2 Bệnh tiểu đường type 2

Còn bệnh tiểu đường type 2 từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn. Nhưng bây giờ nó cũng đang trở nên phổ biến hơn ở người trẻ tuổi, do sự tăng cao tỷ lệ béo phì ở trẻ em. Với bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không tạo ra hoặc không sử dụng insulin đúng cách, dần đến lượng đường cao trong máu.

2. Nguyên nhân gây đái tháo đường ở trẻ em

Nguyên nhân thực sự của tình trạng bệnh tiểu đường chưa thực sự được biết rõ.

  • Đối với đái tháo đường type 1, các nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do một số loại vi rút, khi bị nhiễm có thể làm tổn thương tuyến tụy, gây đái tháo đường. Do vậy, đái tháo đường type 1 thường khởi phát sớm hơn và nhiều hơn.
  • Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em thường được gây ra bởi chế độ ăn uống không lành mạnh, ngày nay trẻ em có chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn, nhưng lại ít hoạt động hơn nên tỷ lệ trẻ thừa cân,béo phì tăng. Do đó, tỷ lệ trẻ bị đái tháo đường type 2 cũng tăng lên.
Nguyên nhân và cách điều trị béo phì ở trẻ em
Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em thường được gây ra bởi chế độ ăn uống không lành mạnh

3. Biểu hiện tiểu đường ở trẻ em

Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường thường trải qua bốn triệu chứng chính (tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều). Trong một số trường hợp, thậm chí không có dấu hiệu.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em có xu hướng phát triển nhanh chóng trong một vài tuần. Triệu chứng tiểu đường type 2 phát triển chậm hơn. Có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để có được chẩn đoán.

3.1 Bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 2 có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, có những giai đoạn cao điểm ở độ tuổi từ 5-6 và sau đó lại xuất hiện ở độ tuổi từ 11-13.

Dấu hiệu đầu tiên thường là sự gia tăng tần suất và số lần đi tiểu. Điều này thường đáng chú ý nhất vào ban đêm, bao gồm tái phát đái dầm ở trẻ em.

Các triệu chứng quan trọng khác cũng phải có trong chẩn đoán bệnh tiểu đường: Con bạn sẽ than phiền vì khát và mệt mỏi, sẽ bắt đầu sụt cân và sẽ tăng cảm giác thèm ăn, trẻ có thể có dấu hiệu nhìn mờ, hơi thở có mùi trái cây, mệt mỏi, cáu gắt,...

3.2 Bệnh tiểu đường type 2

Dấu hiệu của tiểu đường type 2 ở trẻ em gồm có: Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, cơn khát tăng dần, mệt mỏi, giảm cân không lý do, ngứa xung quanh bộ phận sinh dục, có thể bị nhiễm trùng nấm men, vết thương chậm lành hơn bình thường, mờ mắt.

4. Điều trị tiểu đường ở trẻ em

Sau khi chẩn đoán mắc đái tháo đường, trẻ cần được điều trị với bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi. Bởi vì loại 1 thường có nghĩa là phần lớn các tế bào đảo tụy đã bị phá hủy và không thể sản xuất đủ hoặc không có insulin, nên phương pháp duy nhất để điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em là điều trị bằng insulin Thông thường, bác sĩ sẽ lên kế hoạch cho một chế độ insulin phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và thói quen của trẻ.

Điều trị bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng của bệnh đã phát triển bao xa. Ở giai đoạn đầu, có thể điều trị bằng thay đổi lối sống kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh hơn. Nếu vẫn không thể kiểm soát tốt đường máu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống cho trẻ. Khi sử dụng thuốc uống nhưng không cải thiện, thì sẽ phải phối hợp thêm Insulin.

cơ chế đề kháng insulin
Trẻ sẽ cần sử dụng Insulin trong trường hợp bệnh không cải thiện sau khi dùng thuốc

5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em

Hiện tại không thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 1, nhưng bố mẹ có thể giúp trẻ thực hiện các bước để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 như:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Trẻ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, vì chúng có nhiều khả năng bị đề kháng insulin.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Hoạt động thể chất đều đặn giúp làm giảm sự đề kháng insulin và cũng như giúp kiểm soát tốt huyết áp.
  • Hạn chế thực phẩm và đồ uống có đường: Tiêu thụ nhiều thực phẩm có nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân. Một chế độ ăn cân bằng, giàu chất dinh dưỡng, với nhiều vitamin, chất xơ và protein sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan