Nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân vẩy nến

Những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến dường như có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Do vậy, người bệnh nên duy trì một số thói quen để giúp xương chắc khỏe như: tập thể dục, bổ sung nhiều canxi, vitamin và làm xét nghiệm mật độ xương.

1. Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh tự nhiễm, đây là tình trạng da xuất hiện các mảng da đỏ và có vảy. Ngoài ra, bệnh vẩy nến làm tăng nguy cơ loãng xương.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sapienza của Rome đã tìm kiếm các dấu hiệu loãng xương ở 43 bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. Theo kết quả, 60% bệnh nhân bị loãng xương, trong khi 18% trong số này đã tiến triển thành loãng xương.

Trong số các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, nguy cơ loãng xương và loãng xương tăng lên khi ai đó mắc bệnh vẩy nến lâu hơn, cụ thể là tăng 5% mỗi năm kể từ khi chẩn đoán.

Mặc dù loãng xương thường được coi là ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu xác định nam giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn phụ nữ. Bệnh nhân bị bệnh vẩy nến, đặc biệt là nếu bị bệnh vẩy nến trong một thời gian dài dường như có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Do vậy, những bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh lâu năm, nên được làm xét nghiệm mật độ xương để đánh giá tình trạng loãng xương.

Loãng xương ở nam giới
Loãng xương xuất hiện ở nam giới nhiều hơn phụ nữ

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng tình trạng viêm gây ra bởi bệnh vẩy nến có thể là một lý do khiến bệnh nhân có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Một số cytokine hoặc protein gây viêm liên quan đến bệnh vẩy nến cũng liên quan đến bệnh loãng xương.

Tình trạng loãng xương sẽ xảy ra nhiều hơn ở những người bị viêm khớp vẩy nến hơn là những người bệnh vẩy nến đơn thuần. Nguyên nhân là do đau khớpviêm gia tăng.

2. Điều trị loãng xương

Ngay cả khi bệnh nhân vẩy nến đã bị loãng xương thì vẫn có nhiều phương pháp có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và xây dựng lại xương.

2.1. Thuốc

Các loại thuốc ngăn ngừa hoặc giảm bớt gãy xương như:

  • Bisphosphonate: Những loại thuốc này có thể làm giảm gãy xương liên quan đến loãng xương, nhưng hiệu quả của mỗi loại lại khác nhau. Một số loại thuốc tốt hơn trong việc ngăn ngừa xương gãy.
  • Alendronate (Binosto, Fosamax)
  • Ibandronate (Boniva)
  • Risedronate (Actonel, Atelvia)
  • Axit zoledronic (Reclast, Zometa)
Thuốc giảm đau, kháng viêm được sử dụng phổ biến để điều trị trật khớp háng
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc để điều trị theo đơn của bác sĩ

2.2. Liệu pháp estrogen

Liệu pháp estrogen điều trị loãng xương này hoạt động tốt trong việc giảm loãng xương, gãy xương ở hông và cột sống. Tuy vậy, liệu pháp này cũng có nhiều nhược điểm. Mặc dù nó thay thế mức estrogen giảm mạnh trong thời kỳ mãn kinh, nhưng nó cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, đau tim, ung thư vúđột quỵ. Do vậy, khi sử dụng bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

2.3. SERMs (Bộ điều chế Estrogen Receptor chọn lọc)

Những loại thuốc này cung cấp cho người bệnh những lợi ích của liệu pháp estrogen mà không có nhiều nhược điểm. Raloxifene (Evista) là SERM duy nhất được phê duyệt để điều trị loãng xương. Nó có thể làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống.

2.4 Phát triển xương

Abaloparatide (Tymlos) và teriparatide (Forteo) là những loại thuốc giúp phát triển xương. Ở phụ nữ, chúng giúp giảm gãy xương cột sống, tay và chân. Thuốc này cũng được sử dụng đối với nam giới có nồng độ testosterone thấploãng xương do steroid. Với một trong hai loại thuốc, người bệnh phải tiêm nó hàng ngày nên việc điều trị rất tốn kém.

Ngoài ra, các thuốc Miacalcin và Fortica đã có từ những năm 1980. Chúng giúp ngăn ngừa loãng xương và giảm gãy xương cột sống.

Abaloparatide
Abaloparatide được dùng để phát triển xương cho cả nam và nữ giới

Có nhiều lựa chọn khác nhau để điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương. Tuy nhiên, người bệnh nên xin ý kiến bác sĩ về việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết tham khảo nguồn: psoriasis.org, webmd.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

797 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan