Mổ nội soi xẻ khối sa lồi niệu quản

Sa lồi niệu quản là tình trạng giãn thành nang giả của đoạn niệu đạo tận cùng dưới niêm mạc. Đây là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng gặp nhiều ở trẻ em. Mổ nội soi xẻ khối sa lồi niệu quản là phương pháp điều trị thường được áp dụng trong sa lồi niệu quản.

1. Sa lồi niệu quản là gì?

Sa lồi niệu quản là bệnh lý giãn hình túi lồi vào trong lòng bàng quang của đoạn niệu quản thành bàng quang. Bệnh lý này hay gặp khi niệu quản đổ lạc chỗ, hẹp vị trí đổ vào bàng quang. Hai loại sa lồi niệu quản: túi sa lồi là niêm mạc bàng quang hoặc là thành niệu quản.

2. Triệu chứng của sa lồi niệu quản

Sa lồi niệu quản thường rất ít triệu chứng, nếu có thường là đau, mỏi lưng hoặc đau bụng; nhiễm khuẩn tiết niệu; sốt; tiểu buốt; nước tiểu nặng mùi; tiểu ra máu; tiểu nhiều lần;

2.1 Ở trẻ em

Ở trẻ em, có thể thấy các triệu chứng như: nhiễm khuẩn tiết niệu: Sốt cao, tiểu đục, chậm lớn; rối loạn tiểu tiện; đái khó, đái nhắt từng lúc, đái đau, đái rỉ.

2.2 Ở người lớn

Ở người lớn, có thể có triệu chứng đau âm ỉ vùng thắt lưng, có lúc đau tăng lên thành cơn như cơn đau quặn thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu biểu hiện dưới dạng viêm bàng quang cấp tính hoặc bán cấp tái phát, viêm thận bể thận tái phát hoặc đái mủ. Có các rối loạn tiểu tiện như đái buốt, đái dắt, đặc biệt là đái khó. Đái khó thường xuyên hoặc xuất hiện thành cơn gây nên bí đái mạn tính không hoàn toàn.

Tiểu khó là triệu chứng của sa lồi niệu quản ở người lớn
Tiểu khó là triệu chứng của sa lồi niệu quản ở người lớn

3. Biến chứng sa lồi niệu quản

Biến chứng chính quan trọng nhất của sa lồi niệu quản là gây hủy hoại và nhiễm trùng thận. Sa lồi niệu quản gây tắc dòng chảy của nước tiểu có thể gây tổn thương thận cũng như giảm khả năng lọc cầu thận.

Luồng trào ngược bàng quang thận rất hay phối hợp nếu ở thận niệu quản đôi. Hơn nữa, với thận niệu quản đơn, luồng trào ngược có thể xảy ra ở bên đối diện. Có thể sinh ra sỏi tiết niệu.

4. Điều trị sa lồi niệu quản

Sa lồi niệu quản có thể được điều trị bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi. Mổ mở là kỹ thuật cắt túi sa và cắm lại niệu quản vào bàng quang. Còn mổ nội soi qua bàng quang được thực hiện bằng cách mở túi sa bằng dao điện.

5. Mổ nội soi xẻ khối sa lồi niệu quản được chỉ định cho những trường hợp nào?

Sa lồi lỗ niệu quản đơn thuần hoặc đã gây biến chứng như:

Mổ nội soi xẻ khối sa lồi niệu quản chống chỉ định với:

  • Những bệnh toàn thân chưa được điều trị như rối loạn đông máu, suy tim, tiểu đường, nhiễm trùng tiết niệu...
  • Hẹp niệu đạo.
  • Cứng khớp hông.

6. Mổ nội soi xẻ khối sa lồi niệu quản được tiến hành như thế nào?

6.1 Trước khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, người bệnh được giải thích kỹ về những ưu điểm và những biến chứng có thể xảy ra.

Đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông đường uống, phẫu thuật sẽ được tiến hành sau khi ngừng thuốc chống đông 3 ngày, làm xét nghiệm đông máu: tỷ lệ prothrombine đã tăng lên đến mức như ở người bình thường; hoặc bệnh nhân có thể được thay thuốc chống đông đường uống bằng thuốc chống đông đường tiêm.

Đồng thời, bệnh nhân cũng được yêu cầu ngừng hoặc thay đổi thuốc điều trị những bệnh tim mạch, huyết áp cao trước phẫu thuật. Những người bệnh có nguy cơ bị thiểu năng mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy hô hấp được làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu trước mổ.

Bệnh nhân mắc rối loạn nhịp tim cần được xét nghiệm chuyên sâu trước khi phẫu thuật
Bệnh nhân mắc rối loạn nhịp tim cần được xét nghiệm chuyên sâu trước khi phẫu thuật

6.2 Khi thực hiện phẫu thuật

Khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh được đặt nằm trên bàn mổ, mông sát hoặc hơi vượt quá bờ dưới của mặt bàn mổ. Hai đùi dạng tối đa, nhưng gấp nhẹ vào bụng; Hai đùi dạng tối đa cho phép di chuyển máy cắt sang hai bên dễ dàng. Cuộc mổ được bắt đầu bằng việc kỹ thuật viên đặt vỏ máy qua niệu đạo vào bàng quang.

Tiếp theo, kỹ thuật viên xác định vị trí túi sa lồi, cắt mở thành túi, gắp sỏi trong túi sa lồi nếu có.

6.3 Sau mổ

Sau mổ, bệnh nhân được rửa bàng quang liên tục bằng dung dịch mặn đẳng trương cho đến khi nước tiểu trong và cho uống kháng sinh dùng 3 ngày đường toàn thân;

Nếu trước mổ đã bị viêm bàng quang, viêm hệ tiết niệu dùng kháng sinh đường toàn thân 1 tuần. Sau mổ 6 giờ người bệnh có thể uống nước, ăn nhẹ. Sau 24 giờ, ăn uống bình thường. sau 24- 48h, rút ống thông niệu đạo, người bệnh ra viện, được tiếp tục theo dõi và điều trị ngoại trú.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec