Lưu ý khi dùng thuốc giảm căng thẳng lo âu

Rối loạn lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với căng thẳng và có thể có lợi trong một số tình huống nhất định. Đây có thể cảnh báo chúng ta về những vấn đề nguy hiểm và giúp chúng ta chuẩn bị và chú ý. Rối loạn lo âu liên quan đến cảm giác hồi hộp hoặc lo lắng quá mức.

1. Rối loạn lo âu là gì?

Căng thẳng, lo âu là một phản ứng bình thường đối với căng thẳng và có thể có lợi trong một số tình huống nhất định. Rối loạn lo âu khác với cảm giác hồi hộp hoặc lo lắng thông thường và liên quan đến sự sợ hãi hoặc lo lắng quá mức. Đây là chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất và ảnh hưởng đến những người trưởng thành vào một thời điểm nào đó trong đời. Rối loạn lo âu có thể điều trị được và việc điều trị giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.

Hiện nay, có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho chứng rối loạn lo âu, hai phương pháp điều trị phổ biến thường được chỉ định là:

  • Tâm lý trị liệu;
  • Sử dụng thuốc điều trị.

Nhiều người bị rối loạn lo âu có đáp ứng tốt khi sử dụng kết hợp cả hai. Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống sinh hoạt như giảm uống rượu, thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tập thể dục thể thao và thiền.

2. Có nên sử dụng thuốc điều trị căng thẳng lo âu?

Khi được chẩn đoán rối loạn lo âu thì cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Ở giai đoạn nặng, bệnh khó chữa dứt điểm và gây ra nhiều phiền phức, bất tiện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như các mối quan hệ của người bệnh. Ngoài ra, việc điều trị bệnh còn có công dụng giúp ngăn ngừa tái phát sau này.

Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được tư vấn hoặc thực hiện bài test rối loạn lo âu để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm căng thẳng lo âu để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Nguyên nhân do đây là rối loạn do tình trạng thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ nên việc điều trị bắt buộc cần dùng thuốc điều trị căng thẳng, các liệu pháp tâm lý chỉ là điều trị hỗ trợ.

3. Sử dụng thuốc giảm căng thẳng lo âu

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ điều trị sẽ kê đơn dựa trên tiền sử bệnh loại rối loạn lo âu và loại thuốc hiện tại đang dùng. Dưới đây là là một số loại thuốc phổ biến nhất mà bác sĩ có thể kê đơn.

3.1. Thuốc chống trầm cảm ba vòng

Thuốc chống trầm cảm ba vòng là một nhóm thuốc chống trầm cảm khác mà các bác sĩ kê đơn để điều trị các dấu hiệu triệu chứng của rối loạn lo âu. Đây là thuốc điều trị căng thẳng được hoạt động bằng cách tái cân bằng mức độ dẫn truyền thần kinh trong não.

Một số nhược điểm của việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng là khởi phát chậm, có thể mất từ 4 đến 12 tuần để có hiệu lực điều trị. Trong quá trình điều trị với thuốc thì người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ có thể bao gồm chóng mặt, mất ngủ, khô miệng, táo bón và tăng cân nhanh chóng.

3.2. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là loại thuốc điều trị căng thẳng được kê đơn phổ biến nhất và thường được sử dụng để điều trị các dấu hiệu triệu chứng của lo lắng. Thuốc hoạt động bằng cách tăng serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh) trong não, giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và mức năng lượng của cơ thể.

Các thuốc SSRI phổ biến thường dùng là Escitalopram, Sertraline, Fluoxetine... Thuốc có thể mất từ 4 đến 6 tuần để đạt được hiệu quả đầy đủ và các tác dụng không mong muốn có thể bao gồm buồn ngủ, buồn nôn, mất ngủ, rối loạn cương dương và chóng mặt.

3.3 Benzodiazepines

Benzodiazepines là một nhóm thuốc thường được kê đơn với tác dụng giảm lo âu và tác dụng an thần. Thuốc gây ra trạng thái thư giãn bằng cách ảnh hưởng đến các thụ thể gamma-aminobutyric acid (GABA) của não, dẫn đến hệ thống thần kinh trung ương hoạt động chậm lại.

Nguyên nhân do tác dụng nhanh và tác dụng an thần, thuốc Benzodiazepine là thuốc giảm stress lo âu, điều trị chứng mất ngủ và co thắt cơ, cũng như các cơn hoảng sợ và lo lắng.

Tương tự như các thuốc giảm stress lo âu khác thì người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng với các thuốc Benzodiazepines, vì liều lượng có thể khác nhau tùy theo từng người cụ thể.

Thuốc có tác dụng làm chậm hệ thần kinh trung ương của người bệnh, tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của nhóm thuốc này là buồn ngủ và suy giảm khả năng phối hợp. Thuốc cũng có thể gây nghiện.

Các thuốc Benzodiazepin thường được chỉ định bao gồm Diazepam, Chlordiazepoxide hay Lorazepam...

3.4 Thuốc chẹn Beta

Thuốc chẹn beta thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và cũng có công dụng như thuốc điều trị căng thẳng với các triệu chứng nhịp tim nhanh và tức ngực. Tuy nhiên, thuốc sẽ không cải thiện các yếu tố cảm xúc như lo lắng hoặc sợ hãi.

Thuốc chỉ điều trị các triệu chứng thể chất của các cơn lo âu và hoảng sợ, nên thuốc chẹn beta thường được kê đơn điều trị cho các trường hợp căng thẳng stress do sự kiện gây ra như rối loạn lo âu xã hội.

3.5 Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs)

Thuốc chống trầm cảm, chất ức chế monoamine oxidase (MAOI), không còn được coi là phương pháp điều trị đầu tay trong điều trị chứng trầm cảm và lo lắng. Tuy nhiên, nếu các phương án điều trị như đã nêu trên không đáp ứng tốt thì loại thuốc này có thể được kê đơn là phương án thứ hai.

Thuốc MAOIs hoạt động bằng cách cân bằng chất dẫn truyền thần kinh não, do đó cải thiện mức độ tâm trạng của người bệnh. Một lý do khiến các loại thuốc chống trầm cảm khác phổ biến hơn là vì trong quá trình sử dụng thuốc có kết hợp với một số loại thực phẩm và thuốc, loại thuốc này có thể gây ra tăng huyết áp.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị căng thẳng

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị căng thẳng thì người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, cụ thể như sau:

  • Buồn ngủ, mệt mỏi: Tác dụng không mong muốn này đa phần chỉ xuất hiện trong tuần đầu sử dụng thuốc trị rối loạn lo âu. Sau đó, cơ thể sẽ có cơ chế tự điều chỉnh để thích nghi với thuốc.
  • Rối loạn tình dục: Đối với nam giới trong quá trình sử dụng thuốc có thể sẽ bị cương dương khó kiểm soát, giảm khoái cảm khi quan hệ, lâu xuất tinh. Tình trạng này có thể kéo dài trong suốt quá trình sử dụng các thuốc điều trị căng thẳng. Tuy nhiên, bạn có thể liên hệ bác sĩ điều trị để được điều chỉnh và hỗ trợ.
  • Buồn nôn: Đây là tác dụng của thuốc điều trị căng thẳng có thể gặp ngay trong tuần đầu sử dụng thuốc. Khi cơ thể thích ứng với thuốc thì cơn buồn nôn sẽ giảm dần. Nếu buồn nôn kéo dài bạn nên báo với bác sĩ để được thay đổi thuốc.
  • Tăng cân: Một số thành phần trong thuốc điều trị căng thẳng giúp bạn ăn uống ngon miệng, tâm trạng vui vẻ nên dễ tăng cân.
  • Khô miệng: Bạn có thể xuất hiện cảm giác khô miệng, muốn uống nước dù không hề khát. Lúc này, bạn có thể uống nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ăn trái cây... để khắc phục tình trạng ngày. Tác dụng phụ này cũng sẽ giảm dần sau thời gian tuần đầu tiên sử dụng thuốc.
  • Táo bón: Một số loại thuốc giảm stress lo âu gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể của bạn. Trong trường hợp này thì bạn có thể tự khắc phục tình trạng này bằng cách bổ sung thêm các loại rau xanh, chất xơ và uống nhiều nước.

5. Các phương pháp phòng ngừa rối loạn lo âu

Không có biện pháp để ngăn ngừa hoàn toàn chứng rối loạn lo âu, nhưng người bệnh có thể thực hiện các bước sau để kiểm soát hoặc giảm các dấu hiệu triệu chứng của mình:

  • Kiểm tra thuốc: Trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc giảm stress lo âu kể cả thuốc thảo dược. Nguyên nhân là do một số loại thuốc có thể chứa các hóa chất có thể làm cho các dấu hiệu triệu chứng lo lắng trở nên ngày càng trầm trọng hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống hay thực phẩm có chứa thành phần Caffeine: Ngừng hoặc hạn chế lượng caffeine tiêu thụ, bao gồm cà phê, trà, cola và sô cô la.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh và cân bằng.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp: Bạn cần chủ động nhận sự tư vấn và hỗ trợ của người thân hoặc bạn bè nếu trải qua một sự kiện đau buồn hoặc gây lo lắng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan