Giảm cân không rõ nguyên nhân: Bạn cần chú ý

Đối với người khỏe mạnh, việc đột ngột giảm 5% trọng lượng cơ thể là không bình thường. Do đó, những người bị giảm cân nhanh, không rõ nguyên nhân cần đi khám sức khỏe tổng quát để xác nhận tình trạng sức khỏe của mình.

1. Thế nào được coi là giảm cân không rõ nguyên nhân?

Giảm cân không rõ nguyên nhân là tình trạng trọng lượng cơ thể giảm 5% so với tổng cân nặng trong vòng 6 đến 12 tháng mà không kèm theo bất kỳ bệnh lý hay vấn đề sức khỏe nào. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám sức khỏe ngay, vì tự nhiên giảm cân có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.


Giảm cân đột ngột có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý
Giảm cân đột ngột có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý

2. Giảm cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của bệnh lý gì?

2.1. Cường giáp

Cường giáp là tình trạng hormone tuyến giáp được tiết nhiều quá mức làm đẩy nhanh quá trình trao đổi chất khiến tim đập nhanh hơn, lo lắng nhiều hơn, đi tiêu nhiều hơn. Tất cả các hoạt động này khiến cơ thể cần đốt cháy nhiều calo hơn, gây giảm cân nhanh.

Do đó, bạn cần đi khám nếu có các dấu hiệu của bệnh cường giáp để được bác sĩ tư vấn các biện pháp điều trị. Thông thường, bạn sẽ được cấp thuốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy vào tình trạng bệnh.

2.2 Bệnh tiểu đường

Insulin là loại hormone có chức năng chuyển đường trong máu thành năng lượng. Nếu bạn bị tiểu đường, insulin sẽ không được tạo ra hoặc không được sử dụng đúng cách.

Khi tế bào cạn kiệt năng lượng, nó sẽ báo hiệu để đốt cháy chất béo và khối cơ để chuyển đổi thành năng lượng sử dụng khiến bạn giảm cân. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường còn khiến bạn dễ cảm thấy mệt, đói, khát, đi tiểu nhiều. Do đó, bạn nên đi khám nếu xuất hiệu các triệu chứng của bệnh tiểu đường để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.

2.3. Bệnh celiac

Bệnh celiac hay còn gọi là không dung nạp gluten, một loại protein có trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác. Khi bạn ăn các loại thực phẩm chứa gluten, hệ miễn dịch sẽ tạo phản ứng ngăn chặn. Từ đó gây ra tình trạng viêm và mất khả năng sản sinh niêm mạc ruột non làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng, gây giảm cân.

Ngoài ra, bệnh celiac còn có thể gây nhức đầu, ngứa, lở loét miệng và đau khớp. Do đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh celiac, bạn cần đi khám để được hướng dẫn tuân thủ chế độ ăn uống không có gluten, hạn chế các triệu chứng bệnh.

2.4. Thuốc

Một số loại thuốc khi đi vào cơ thể có thể làm tăng quá trình trao đổi chất gây tăng đốt cháy calo hoặc ngăn chặn phản ứng đói, ví dụ như:

Bạn cần đi khám nếu có biểu hiện chán ăn hoặc giảm cân đột ngột khi dùng một loại thuốc mới.


Thuốc hóa trị liệu gây tăng đốt cháy calo nhanh chóng
Thuốc hóa trị liệu gây tăng đốt cháy calo nhanh chóng

2.5. Căng thẳng

Các căng thẳng trong cuộc sống như thất nghiệp, ly hôn hoặc người thân qua đời có thể gây giảm cân nhanh. Nếu không tự điều chỉnh được tâm trạng, bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Họ sẽ hỗ trợ bạn vượt qua khoảng thời gian khó khăn để tâm trạng và cân nặng của bạn trở lại trạng thái cân bằng.

2.6. Lupus

Lupus là tình trạng hệ miễn dịch tấn công vào các mô cơ quan bình thường của cơ thể. Bệnh lupus có thể gây giảm cân do kích thích hệ tiêu hóa và khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Ngoài ra, lupus còn gây ra tình trạng mệt mỏi, đau hoặc cứng khớp, phát ban hình cánh bướm trên mặt. Bác sĩ có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh lupus bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn.

2.7. Bệnh Addison

Bệnh addison khiến tuyến thượng thận không tạo ra đủ hormone cortisol. Hệ quả là gây ra các vấn đề về dạ dày như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy khiến bạn chán ăn và giảm cân. Do đó, nếu có biểu hiện của bệnh addison, bạn cần đi khám để được kiểm soát bệnh bằng thuốc.

2.8. Ung thư

Các tế bào ung thư có thể sử dụng nhiều năng lượng hơn tế bào lành. Chúng cũng có thể tạo ra các loại hóa chất làm thay đổi chức năng của hệ tiêu hóa khiến hệ miễn dịch phải làm việc nhiều hơn. Điều này khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn, dẫn đến giảm cân.


Ung thư là bệnh lý khiến người bệnh dễ bị sụt cân nhanh chóng
Ung thư là bệnh lý khiến người bệnh dễ bị sụt cân nhanh chóng

2.9. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD gây tổn thương có túi khí ở phổi, làm bạn khó thở và ho nhiều đờm. Điều này khiến cơ thể cần tạo ra nhiều calo hơn để hỗ trợ hoạt động của hệ hô hấp. Bên cạnh đó, COPD còn gây mệt mỏi và chán ăn gây giảm cân ở người mắc bệnh.

2.10. Suy tim

Suy tim làm giảm hiệu suất tống máu ra khỏi động mạch, gây thiếu máu ở các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa, gây rối loạn chức năng hệ tiêu hóa. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy no ngay cả khi chưa ăn và có thể gây ra các bệnh dạ dày. Cuối cùng, cơ thể không thể loại bỏ nước và chất lỏng khác gây tích tụ trong ruột, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Người bị suy tim nên hạn chế ăn mặn và có thể được bác sĩ kê đơn thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể, giúp hạn chế phù và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.


Giảm cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của bệnh lý suy tim
Giảm cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của bệnh lý suy tim

2.11. Sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ làm giảm khả năng suy nghĩ và hành động do giảm trí nhớ. Ở giai đoạn sau, người bệnh có thể bị giảm cân do quên ăn hoặc khó nhai, khó nuốt. Lưu ý, nhiễm trùng mãn tính, chế độ ăn kiêng đặc biệt và các loại thuốc điều trị có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Giảm cân không rõ nguyên nhân rất có thể là dấu hiệu của một bệnh lý. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, khi thấy có thể bị giảm cân bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra sức khỏe tổng quát. Việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ đem lại cơ hội điều trị bệnh tốt hơn sau này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe