Giá trị của chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Mạnh Chung - Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, được áp dụng để phát hiện những bệnh lý liên quan đến thần kinh, trong đó các sợi trục thần kinh bị tổn thương.

1. Mục đích của chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh

Chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng ( Difusion tensor imaging: DTI ) hay chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh (Tractography) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại trong tạo ảnh cộng hưởng từ để đánh giá bệnh lý thần kinh. DTI là một kỹ thuật MRI sử dụng khuếch tán dị hướng để ước tính tổ chức sợi trục chất trắng của não. Chụp cộng hưởng từ bó sợi là một kỹ thuật tái tạo 3D để đánh giá các dây thần kinh sử dụng dữ liệu được thu thập bằng hình ảnh sức căng.

Mục đích của chụp chuỗi xung này là đánh giá các tổn thương sợi trục của não, tủy sống hoặc tìm liên quan giữa tổn thương và các bó sợi thần kinh để tránh làm tổn thương các bó sợi thần kinh khi điều trị các tổn thương.

Các ứng dụng của chụp bó sợi thần kinh đang phát triển mạnh vì kỹ thuật này rất nhạy với những thay đổi ở cấp độ tế bào và vi cấu trúc.

Difusion tensor imaging: DTI
Chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng nhằm đánh giá các tổn thương sợi trục của não

2. Khi nào nên chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh?

Chỉ định của chụp cộng hưởng từ bó sợi thần kinh được chỉ định khi bác sĩ chuyên khoa nghi ngờ tổn thương có chèn ép, xâm lấn vào các bó sợi thần kinh hoặc bác sĩ muốn đánh giá mối liên quan của tổn thương với các bó sợi để có kế hoạch điều trị phù hợp tránh làm tổn thương các bó sợi vận động hay cảm giác.

Cụ thể chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Các bệnh lý u não xâm lấn hoặc nằm cạnh các bó sợi trục
  • Xơ cứng đa ổ, tổn thương chất trắng trong bệnh nhồi máu, chảy máu,...
  • Các tổn thương dị dạng mạch máu não, cần tìm mối liên quan vùng dị dạng với bó sợi trục.
  • Dị dạng bẩm sinh: lạc chỗ chất xám, bệnh não chẻ..
  • Động kinh
  • Bại não

Tuy nhiên, chụp MRI bó sợi thần kinh cũng cần chú ý những chống chỉ định sau:

  • Người bệnh có trong người máy tạo nhịp tim, điện cực ốc tai, các bơm thuốc tự động trong người (chống chỉ định tuyệt đối)
  • Trong người có kim loại có từ tính (chống chỉ định tương đối)
  • Người sợ ánh sáng, sợ nằm một mình
  • Không có khả năng nằm yên (có thể dùng thuốc an thần).
Mạch máu não dị dạng
Bệnh nhân dị dạng mạch máu não cần thực hiện chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh

3. Quy trình chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh

Bước 1: Chuẩn bị người bệnh

  • Người bệnh được kiểm tra an toàn cộng hưởng từ trước khi đưa vào phòng chụp
  • Nằm ngửa trên bàn chụp
  • Lựa chọn và định vị cuộn thu tín hiệu
  • Di chuyển bàn chụp vào khoang máy và định vị vùng chụp

Bước 2: Thực hiện kỹ thuật

Chụp định vị:

  • Lựa chọn các chuỗi xung chẩn đoán phù hợp với mục đích thăm khám, thông thường là T1, T2, FLAIR. Hướng cắt bao gồm cắt ngang (cắt ngang), đứng ngang (đứng ngang) và đứng dọc (đứng dọc).
  • Thực hiện chuỗi xung khuếch tán thông thường và tính bản đồ hệ số khuếch tán biểu kiến (bản đồ ADC) để đánh giá tổn thương. Ngoài ra tủy từng tổn thương phát hiện được mà có thể tiến hành các chuỗi xung cần thiết, ví dụ chuỗi xung T2* để tìm tổn thương có chảy máu hay không
Quy trình chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới không tiêm thuốc đối quang từ
Người bệnh được hướng dẫn nằm ngửa khi chụp cộng hưởng từ

  • Lựa chọn chuỗi xung chụp bó sợi thần kinh (tensor) và chọn hướng tùy thuộc vào hướng của sợi trục cần thăm khám.
  • Tiến hành cho chạy từng xung và xử trí hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, lựa chọn các ảnh cần thiết bộc lộ bệnh lý để in film.
  • Bác sĩ phân tích kết quả và chẩn đoán.

Bước 3. Theo dõi

  • Khi tiến hành thủ thuật: theo dõi mạch, huyết áp, tri giác thông qua camera và/hoặc điện tim trên màn hình
  • Sau khi tiến hành thủ thuật: cho người bệnh ngồi chờ đợi 30 phút tại phòng đợi để theo dõi tiếp.

Nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay, những tổn thương, bệnh lý liên quan đến các dây, sợi thần kinh được phát hiện và chẩn đoán nhờ vào kỹ thuật chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh. Tuy nhiên để đem lại hình ảnh tốt nhất để có phác đồ điều trị phù hợp thì bệnh nhân nên chọn các địa chỉ có hệ thống máy móc chụp cộng hưởng từ hiện đại chất lượng.

Để đáp ứng nhu cầu thăm khám, chẩn đoán hình ảnh và điều trị bệnh liên quan đến hệ thần kinh cũng như nhiều các căn bệnh khác, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa các thiết bị máy móc hiện đại như chụp cộng hưởng từ MRI, Chụp CT cắt lớp vi tính, X-quang,.. vào công tác khám chữa bệnh, chẩn đoán hình ảnh, trong đó có bệnh lý liên quan đến thần kinh. Do đó, các kết quả chẩn đoán hình ảnh đều đem lại những hình ảnh chân thực, rõ nét phục vụ công tác khám chữa bệnh hiệu quả.

http://vinmec.com/uploaded/MRI%20tesla.jpg
Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chụp MRI tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Đặc biệt, trước khi chụp cộng hưởng từ, Quý khách hàng sẽ được các chuyên gia y tế hàng đầu đánh giá về quá trình bệnh lý, tiền sử bản thân và gia đình và kiểm tra an toàn cộng hưởng từ (check list MRI) để đảm bảo an toàn cho khách hàng trước khi vào phòng cộng hưởng từ, hạn chế các biến chứng sau khi chụp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

335 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan