Đau răng, rụng răng ở người cao tuổi

Người già rụng răng, mất răng từ một đến nhiều chiếc hoặc cả hàm là hiện tượng thường thấy. Liệu có cách nào để khắc phục và hạn chế mất răng ở người già hay không?

1. Rụng răng, đau răng ở người già vì sao?

Cũng như nhiều bộ phận, cơ quan chức năng khác bên trong cơ thể, răng cũng chịu sự tác động của quá trình lão hóa. Tuổi tác càng lớn, hệ miễn dịch càng suy giảm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Về cơ bản, răng có cấu tạo và bản chất giống xương. Do đó, loãng xương ở người già cũng là nguyên nhân gây mất răng. Ngoài tuổi tác, vệ sinh răng miệng kém khi còn trẻ cũng gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng khi về già. Cùng với hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh ở miệng và đau răng.

Vệ sinh răng miệng không tốt cũng là tác nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm nướu, ... Nếu không chữa trị, kết quả cuối cùng là rụng răng, mất răng ở người già.

Một nguyên nhân khác ảnh hưởng không kém đến sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi, đó chính là điều kiện sống khó khăn, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, đặc biệt là phụ nữ. Ở tuổi trung niên trở về sau, phụ nữ thường xuyên bị thiếu hụt canxi, dẫn đến loãng xương sẽ khiến răng dễ bị yếu, tổn thương và lung lay. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cũng làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vùng răng miệng gây bệnh.

2. Người già rụng răng ảnh hưởng như thế nào?

Người già rụng răng khiến khuôn mặt bị móm, hai bên má hóp vào trong, da mặt sẽ chảy xệ và làm tăng sự xuất hiện nếp nhăn. Nếu bị mất răng sớm (ở tuổi trung niên) sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến khuôn mặt trông già hơn.

Mất răng cũng làm tiêu xương hàm do không còn lực nhai tác động lên răng, làm giảm mật độ xương hàm. Mất răng càng nhiều trong thời gian dài sẽ làm triệt tiêu xương hàm đây là xương nâng đỡ các mô nướu cũng như mô mềm trên khuôn mặt, gây lõm nướu.

Rụng răng khiến ăn kém, thức ăn khó được tiêu hóa, cơ thể thiếu hụt dưỡng chất cần thiết. Do khoảng trống của răng bị mất tạo điều kiện để các răng còn lại xô lệch vào nhau, gây lệch khớp cắn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mỏi hàm, loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, ...

Đau răng, rụng răng ở người già có thể ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống
Đau răng, rụng răng ở người già có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ăn uống

3. Phòng ngừa rụng răng, đau răng ở người già

Mặc dù mất răng ở người già là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình lão hóa, tuy nhiên bằng cách chăm sóc răng miệng kỹ, ăn uống đầy đủ và kịp thời phát hiện các vấn đề về răng để chữa trị sẽ giúp kéo dài thời gian tồn tại của răng và hạn chế các bệnh răng miệng ở người già, cụ thể:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng phù hợp: Khi về già, nhu cầu ăn uống ở người cao tuổi thường giảm, ăn uống không ngon miệng, dẫn đến chán ăn, ăn không đủ chất. Vì vậy, người cao tuổi cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, ... vitamin và khoáng chất, nhưng cần hạn chế chất béo từ động vật. Tăng cường rau củ quả, trái cây tương là cách bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời giúp làm sạch răng miệng sau bữa ăn.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Dù còn nhiều răng hay ít răng, mất răng hay còn răng, người cao tuổi cần chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách 2 lần/ngày và súc miệng sau các bữa ăn chính và phụ. Tránh dùng tăm để lấy thức ăn vì có thể làm tổn thương nướu, thay vào đó nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn bám ở các kẽ răng.
  • Theo dõi sức khỏe răng miệng bằng cách khám nha khoa định kỳ: Sức khỏe răng miệng ở người già là vấn đề đáng quan tâm và lưu ý. Thăm khám nha khoa định kỳ khoảng 3 - 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện sớm bệnh răng miệng thường gặp như nha chu, sâu răng, vôi răng, ... để chữa trị và kéo dài tuổi thọ của răng.
  • Phục hình răng khi cần thiết: Trong trường hợp bị mất răng, người cao tuổi nên phục hình răng, tránh để mất răng kéo dài có thể làm răng bị xô lệch vào nhau, dẫn đến khớp cắn bị xáo trộn, hàm răng không đều, ảnh hưởng đến chức năng nhai và tiêu hóa. Sau khi phục hình răng bằng răng giả, người cao tuổi cần chú ý vệ sinh răng giả kỹ lưỡng và đúng cách theo chỉ dẫn của nha sĩ.

Mất răng, rụng răng ở người cao tuổi là kết quả của quá trình lão hóa cùng nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng. Ngày nay, nha khoa công nghệ cao và hiện đại có thể giúp phục hình răng cho người cao tuổi bị mất răng. Cùng với một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của răng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan