Dấu hiệu viêm ống tai ngoài cấp tính

Đi chung với tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm việc xuất hiện các tình trạng như viêm ống tai ngoài cấp cũng gia tăng đáng kể. Vậy dấu hiệu nhận biết của viêm tai ngoài cấp tính là gì?

1. Nguyên nhân gây viêm tai ngoài cấp tính

Các hiện tượng viêm nhiễm là biểu hiện các đại thực bào,.. trong cơ thể đang chống lại các yếu tố ngoại lai xâm nhập cơ thể như vi khuẩn, nấm,v.v.. Tình trạng bị viêm tai ngoài cũng vậy.

Viêm ống tai ngoài cấp tính thường do vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Staphylococcus aureus, hoặc là Escherichia coli. Viêm ống tai ngoài do nấm thường gây ra bởi Aspergillus niger hoặc là Candida albicans, ít phổ biến hơn.

Nhọt ống tai ngoài thường là do S. Aureus (và tụ cầu vàng kháng methicillin Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus - MRSA trong những năm gần đây).

Tai là bộ phận tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, nó ít khi được chú ý tới vì bình thường bạn không nhìn tới. Vì thế, tai khá dễ bị viêm nhiễm do một số hoạt động ngày thường như:

  • Việc bơi lội ở vùng sông hồ: Nguồn nước nơi bơi lội không hợp vệ sinh dẫn tới nước nhiễm khuẩn xâm nhập, tiếp xúc với ống tai. Sau khi bơi lội một lượng nước sẽ tồn đọng trong tai, nếu không được làm sạch và lau khô ngay sau đó sẽ dễ dẫn đến tình trạng ẩm ướt và tạo thành môi trường cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào lớp da bao phủ ống tai ngoài và gây viêm tai.
  • Thói quen ngoáy tai: Đây cũng sẽ là một hành động dẫn đến viêm tai ngoài cấp tính nếu như bạn thực hiện quá thường xuyên bằng tăm bông, dẫn đến đầu tăm bông cọ xát nhiều lần hay ngoáy tai quá mạnh. Việc sử dụng dụng cụ không thích hợp (còn phần sắt nhọn) dẫn đến xước da, gây tổn hại lớp da ống tai, hoặc bạn dùng dụng cụ ngoáy tai không được khử khuẩn, việc này đẩy ráy tai và chất bẩn kẹt vào sâu bên trong ống tai. Những chất tích tụ này có xu hướng làm đọng nước, dẫn đến tình trạng ống tai bị ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập vào tế bào ở ống tai gây viêm ống tai ngoài cấp. Việc sử dụng các dịch vụ rửa tai, ráy tai ở các quán không hợp vệ sinh sẽ là nguồn lây nhiễm nấm từ người này sang người khác và cũng sẽ khiến bạn bị viêm tai ngoài.
  • Việc sử dụng các hoá chất như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy tóc,... đối với người mẫn cảm dễ dị ứng với các loại hoá chất, khi sử dụng các chất này nếu dính vào tai cũng dễ gây ra viêm tai ngoài cấp tính.
  • Không những các hoạt động hằng ngày, những người mắc bệnh lý mạn tính như tiểu đường, vẩy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã... cũng dễ bị viêm tai ngoài.
  • Độ axit giảm ở ống tai (có thể là do nước vào ống tai thường xuyên)
  • Phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm cũng có thể dễ bị viêm tai ngoài do nấm.

2. Dấu hiệu viêm tai ngoài cấp tính

Các dấu hiệu viêm tai ngoài cấp tính thể hiện rõ qua các triệu chứng sau đây:

  • Đau tai: có 70% bệnh nhân có dấu hiệu đau tai tại chỗ, đau hơn khi kéo vành tai.
  • Ngứa tai: đây là triệu chứng thường xuyên gặp phải ( theo thống kê có 60% bệnh nhân có dấu hiệu này). Người bệnh có cảm giác ngứa liên tục, khó chịu làm người bệnh liên tục phải ngoáy tai, nhưng việc này chỉ khiến bệnh nhân lại càng ngứa và gây đau tai. Thêm vào đó sẽ khiến da bị trầy xước nhiều hơn.
  • Đầy tai: lúc đầu cảm giác căng tức đầy đầy 2 tai (có 22% bệnh nhân cảm thấy bị đầy tai khi viêm tai ngoài cấp tính). Sau đó càng ngày càng đau, đau tăng khi nhai và nuốt nước bọt. Đến giai đoạn nặng thì đau liên tục, người bệnh phải uống thuốc giảm đau để đỡ đau.
  • Ù tai: Các tổ chức nấm trong ống tai ngoài gây viêm ống tai ngoài gây ra ù tai.
  • Nghe kém: viêm tai ngoài do nấm là khi nấm phát triển nhiều làm bít lấp ống tai ngoài gây nghe kém. Bên cạnh đó, khi vi khuẩn đã xâm nhập vào gây ra tổn thương ở ống tai ngoài, màng nhĩ, có thể ngăn không cho âm thanh dẫn truyền hiệu quả đến tai trong.
  • Sưng ống tai: Biểu hiện sưng nề vùng ống tai ngoài do viêm ống tai ngoài gây nên sưng tấy, viêm đỏ ống tai ngoài lan ra phía da bên ngoài.
  • Tai rỉ dịch: Tai mưng mủ ở ống tai ngoài, có mùi hôi, dịch tai lúc đầu trong, sau có lợn cợn trắng hoặc vàng xanh khi nhiễm trùng, có thể có vi khuẩn hoặc tổ chức nấm kèm theo.
  • Nhọt ống tai: Tình trạng này gây ra những cơn đau dữ dội và có thể chảy ít máu hoặc chảy mủ. Nhọt xuất hiện như một điểm sưng nề, tấy đỏ.

Bệnh nhân có tiền sử viêm da vùng tai mạn tính có ngứa và biến đổi màu sắc da.

3. Phòng bệnh viêm tai ngoài cấp tính

Để phòng bệnh viêm tai ngoài cấp tính thì bạn cần hạn chế sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai, vệ sinh dụng cụ ngoáy tai sạch mới sử dụng. Khi dùng cần nhẹ nhàng, sử dụng dịch vụ làm sạch tai ở các cửa hàng có uy tín.

Sử dụng cồn và dấm ( tỷ lệ 1:1) để ngăn ngừa viêm tai ngoài cấp tính. Cồn giúp loại bỏ nước (bốc hơi), còn dấm sẽ thay đổi độ pH của ống tai hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

509 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan