Dấu hiệu nhiễm trùng tai trong

Nhiễm trùng tai trong là bệnh lý nhiễm khuẩn tai hay gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Bệnh có thể gây viêm và ảnh hưởng đến thính giác, thăng bằng của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng tai trong.

1. Nhiễm trùng tai trong là gì

Tai trong là bộ phận nằm trong khu vực xương đá thuộc xương thái dương. Bên trong xương thái dương này gồm có mê nhĩ xương bao quanh mê đạo màng. Mê nhĩ xương là hệ thống tiền đình ốc tai của con người. Trong đó, hệ thống tiền đình đóng chức năng cân bằng tư thế trong vận động. Trong đó, soan nang của tiền đình ốc tai có chữa tế bào cảm nhận sự chuyển động của đầu theo hướng lên xuống phương thẳng đúng, còn ống bán khuyên sẽ đóng vai trò cảm nhận góc quay của đầu.

Bộ phận thứ hai của tai trong chính là ốc tai, đây là một bộ phận chịu trách nhiệm nhiều về thính giác. Do sự rung động âm thanh được truyền từ ống lỗ tai qua tai giữa và tai trong, nên khi tai trong bị viêm thì thính giác của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nhiễm trùng tai trong có thể khiến cấu trúc tai trong bị viêm, dấu hiệu rõ nhất của nhiễm trùng tai trong là người bệnh cảm thấy buồn nôn, chóng mặt và mất cân bằng, đứng không vững, bên cạnh đó là suy giảm thính lực.

2. Dấu hiệu nhiễm trùng tai trong

Nhiễm trùng tai trong được chia ra thành hai loại nhiễm trùng chính đó là nhiễm trùng mê đạo tai và viêm dây thần kinh tiền đình. Với những dấu hiệu đặc trưng của hai dạng này thì người bệnh có thể dễ nhận biết được dấu hiệu nhiễm trùng tai trong

2.1. Nhiễm trùng mê đạo tai

Nhiễm trùng mê đạo tai hay còn gọi là viêm mê nhĩ, thường là do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Mê đạo là bộ phận có cấu tạo hình ống và chức đầy chất lỏng ở tai trong.

Viêm mê đạo có thể làm gián đoạn việc truyền tin từ tai trong đến não, thường gặp ở người lớn từ độ tuổi 30 đến dưới 60, nữ thường dễ bị hơn nam. Mê đạo bị viêm có thể do vi khuẩn, chất độc xâm nhập vào tai trong và gây viêm, hoặc nhiễm trùng ở xương xung quanh tai trong tạo ra các chất độc tố gây viêm vùng này.

Dấu hiệu của viêm mê đạo cũng được coi là dấu hiệu của nhiễm trùng tai trong, cụ thể là người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau đây

  • Cảm thấy mờ mắt
  • Cảm thấy mất thăng bằng, đứng không vững và luôn có cảm giác giống như sắp ngã
  • Cảm thấy cơ thể lâng lâng hoặc đang lơ lửng trên không
  • Luôn có cảm giác buồn nôn, muốn mửa
  • Ù tai hoặc thính giác có thể mất trong 1 thời gian

2.2. Viêm dây thần kinh tiền đình

Một nguyên nhân khác cũng gây ra viêm tai trong đó là viêm dây thần kinh tiền đình. Một dấu hiệu nhận biết người bệnh bị viêm dây thần kinh tiền đình rõ ràng nhất là chóng mặt và buồn nôn.

Trong đó, nhiễm trùng tai trong có thể do viêm dây thần kinh tiền đình do virus. Theo một báo cáo từ năm 2009, virus Herpes Simplex là một trong các nguyên nhân gây ra viêm dây thần kinh tiền đình.

Viêm dây thần kinh tiền đình là một trong những bệnh lý lành tính và có thể tự khỏi sau một thời gian. Không nhất thiết phải điều trị bệnh này, tuy nhiên đây cũng là một trong những di chứng của bệnh lý hoặc chấn thương trước đó mà người bệnh gặp phải.

Viêm dây thần kinh tiền đình cũng có một số triệu chứng giống như viêm mê đạo tai, cụ thể như sau

  • Cảm thấy chóng mặt
  • Cảm thấy buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mất thăng bằng

3. Nhiễm trùng tai trong ở trẻ em

Nhiễm trùng tai trong thường gặp ở người lớn, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em nhưng ít phổ biến.

Ở bệnh lý nhiễm trùng tai trong trẻ em, đa phần nguyên nhân là do vi khuẩn gây nên. Có khoảng 20% trẻ em bị viêm tai trong từ bệnh viêm màng não do vi khuẩn gây ra, gây nên các vấn đề về thính giác hoặc thăng bằng.

Sau khi bị viêm màng não, trẻ em có nguy cơ bị cốt hóa ốc tai ở tai trong. Lúc này, xương sẽ chiếm chỗ của dịch bạch huyết ở tai trong. Với cốt hóa ốc tai thì trẻ em có thể được ba mẹ lựa chọn cấy ốc tai điện tử để thay thế, đề phòng trẻ bị điếc. Tuy nhiên, việc cấy ốc tai điện tử hay không cũng phụ thuộc nhiều yếu tố bệnh lý và gia đình của trẻ.

4. Các yếu tố nguy cơ khác gây nhiễm trùng tai trong

Ngoài các yếu tố kể trên, cũng có thêm một số yếu tố nguy cơ khác gây nhiễm trùng tai trong cho người bệnh, hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh.

5. Biến chứng của nhiễm trùng tai trong

Nhiễm trùng tai trong không gây ra tổn thương tai trong vĩnh viễn, nhưng với các trường hợp nặng có thể gây ra tổn thương cho các bộ phận thuộc tai trong thời gian dài, có thể vĩnh viễn.

Tổn thương các bộ phận khác của tai trong có thể ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh như suy giảm hoặc mất thính lực và sự giữ thăng bằng của người bệnh có thể gặp khó khăn.

Một biến chứng nguy hiểm của nhiễm trùng tai trong đó chính là người bệnh có thể bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, tức là có thể chóng mặt do cử động đầu đột ngột, có thể tăng nguy cơ té ngã và dẫn đến các sang chấn khác cho người bệnh.

Nhiễm trùng tai trong bao gồm nhiều dấu hiệu khác nhau, người bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác. Nếu người bệnh cảm thấy có từ hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu của nhiễm trùng tai trong, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan