Đánh giá áp lực động mạch phổi bằng siêu âm tim Doppler màu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hiện phương pháp đo áp lực động mạch phổi phổ biến và thường quy nhất là tính áp lực động mạch phổi qua siêu âm Doppler màu. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện và độ chính xác cao.

1. Tìm hiểu về tăng áp lực động mạch phổi?

Áp lực động mạch phổi là gì? Áp lực động mạch phổi là một đại lượng được dùng để chẩn đoán, tiên lượng, chỉ định điều trị và đánh giá kết quả điều trị đối với các bệnh lý về tim mạch. Tăng áp động mạch phổi là khi áp lực động mạch phổi trung bình ≥ 25 mmHg. Nguyên nhân gây tăng áp động mạch phổi có thể là nguyên phát hoặc do bệnh lý: suy tim trái, tim bẩm sinh, một số đột biến gen, bệnh van tim, dị dạng lồng ngực, thuốc, ký sinh trùng...

Có 3 mức độ tăng áp lực động mạch cảnh phổi:

  • Tăng áp lực động mạch phổi nhẹ trong trường hợp áp lực động mạch phổi tâm thu từ 25 tới 45 mmHg;
  • Tăng áp lực động mạch phổi trung bình trong trường hợp áp lực động mạch phổi tâm thu từ 46 tới 65 mmHg;
  • Tăng áp lực động mạch phổi nặng trong trường hợp áp lực động mạch phổi tâm thu > 65 mmHg.

Và có 3 thông số về áp lực động mạch phổi:

  • Áp lực động mạch phổi tâm thu;
  • Áp lực động mạch phổi trung bình
  • Áp lực động mạch phổi tâm trương
Áp lực động mạch phổi
Có ba mức độ tăng áp lực động mạch cảnh phổi

Muốn đánh giá áp lực động mạch cảnh phổi, cách chính xác nhất là đo trực tiếp áp lực động mạch phổi qua ống thông trong phòng thông tim. Tuy nhiên, hiện phương pháp đo áp lực động mạch phổi phổ biến và thường quy nhất là tính áp lực động mạch phổi qua siêu âm tim Doppler màu. Phương pháp siêu âm tim Doppler màu có ưu điểm là dễ thực hiện và độ chính xác cao.

2. Đánh giá áp lực động mạch phổi bằng siêu âm tim Doppler màu

Có 3 thông số áp lực động mạch phổi được đánh giá như sau:

Đánh giá áp lực động mạch phổi tâm thu qua phân tích phổ hở van 3 lá:

  • Khi không có hẹp đường ra thất phải hoặc hẹp động mạch phổi, áp lực động mạch phổi bằng áp lực buồng thất phải trong thì tâm thu.
  • Khi đo chênh áp giữa thất phải và nhĩ phải, yêu cầu người bệnh nằm nghiêng trái, lấy nhát cắt bốn buồng từ mỏm tim và xác định hở van ba lá bằng siêu âm tim Doppler màu, sau đó bật chế độ Doppler liên tục nhằm định vị vào giữa phổ màu của hở van ba lá rồi ghi phổ Doppler liên tục.
  • Ước tính áp lực nhĩ phải: Vì nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch chủ dưới, do vậy áp lực nhĩ phải sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước của tĩnh mạch chủ dưới. Áp lực nhĩ phải lớn thì kích thước tĩnh mạch chủ dưới tăng theo. Tĩnh mạch chủ dưới sẽ thay đổi theo chu kỳ hô hấp và sẽ phản ánh từ chỉ số xẹp của tĩnh mạch chủ dưới.
Siêu âm doppler tim
Có thể đánh giá áp lực động mạch phổi tâm thu qua phân tích phổ hở van 3 lá

Đánh giá áp lực động mạch phổi tâm trương qua phân tích phổ hở van động mạch phổi:

  • Trên siêu âm tim, áp lực động mạch phổi tâm trương được tính theo công thức: Áp lực động mạch phổi tâm trương bằng chênh áp giữa động mạch phổi và thất phải cuối tâm trương cùng với áp lực thất phải. Tại thì tâm trương, áp lực thất phải sẽ tương đương với áp lực nhĩ phải. Do vậy, cũng có thể áp dụng thay áp lực thất phải bằng áp lực nhĩ phải theo công thức cho trên.
  • Tính chênh áp động mạch phổi và thất phải cuối tâm trương như sau: Lấy nhát cắt trục ngang cạnh ức trái, sau đó cần xác định hở van động mạch phổi bằng siêu âm tim Doppler màu. Bật Doppler màu liên tục nhằm định vị ở giữa phổ hở phổi. Và cuối cùng là đo chênh áp cuối tâm trương của phổ hở phổi khi đã thu được.

Áp lực động mạch phổi trung bình qua phân tích phổ hở van động mạch cảnh phổi:

  • Trên siêu âm tim, áp lực động mạch phổi trung bình được tính theo công thức: áp lực động mạch phổi trung bình bằng chênh áp giữa động mạch phổi và thất phải cuối tâm trương cùng với áp lực thất phải.
  • Tính chênh áp trung bình giữa động mạch phổi và thất phải được thực hiện như sau: Lấy nhát cắt trục ngang cạnh ức trái, sau đó xác định hở van động mạch phổi bằng siêu âm tim Doppler màu. Bật Doppler liên tục, để định vị ở giữa phổ hở phổi. Sau đó là đo chênh áp max của phổ hở phổi khi thu được.

3. Phương pháp điều trị tăng áp lực động mạch phổi

Các phương pháp điều trị tăng áp lực động mạch phổi bao gồm:

  • Điều trị hỗ trợ bằng phương pháp tránh gắng sức.
  • Thuốc chống đông đường uống, thuốc lợi tiểu
Thuốc kháng tiết axit dạ dày được sử dụng phổ biến
Có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị tăng áp lực động mạch phổi

  • Cho người bệnh liên tục thở oxy khi áp lực riêng phần oxy máu động mạch < 60 mmHg hoặc< 90% và phải duy trì độ bão hòa oxy > 90%.
  • Sử dụng Digoxin để làm tăng cung lượng tim
  • Điều trị loạn nhịp tim nếu có.
  • Điều trị bệnh lý gây tăng áp lực động mạch phổi
  • Thuốc điều trị đặc hiệu: Thuốc chẹn kênh calci (chỉ định cho tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát; Ức chế enzym Phosphodiesterase - 5 (chỉ định cho người bệnh tăng áp lực động mạch phổi với mức khó thở NYHA II, III); kháng Receptor nội mạch Bosentan để cải thiện triệu chứng và dung nạp gắng sức; Prostacyclins.
  • Ghép phổi: Cần cân nhắc ghép phổi cho người bệnh không đáp ứng với điều trị truyền Prostacyclin. Có thể sử dụng phương pháp ghép tim - phổi, ghép 1 phổi hoặc 2 phổi.

Siêu âm tim là cách giúp phát hiện và chẩn đoán một số bệnh lý nhanh chóng, hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan