Đặc điểm của bệnh thận mạn

Bệnh thận mạn là tình trạng mất chức năng thận chậm và tiến triển trong vài năm. Người bệnh mắc bệnh thận mạn các giai đoạn cuối cùng có thể bị suy thận. Tuy nhiên, bất cứ khi nào bệnh thận tiến triển, mức chất thải nguy hiểm có thể nhanh chóng tích tụ bên trong cơ thể. Điều trị nhằm mục đích ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của rối loạn chức năng thận bằng cách kiểm soát nguyên nhân cơ bản.

1. Bệnh thận mạn là gì?

Bệnh thận mạn là một tình trạng diễn tiến chậm và dần dần gây ra rối loạn chức năng thận. Tuy nhiên, nếu một quả thận ngừng hoạt động, quả thận còn lại vẫn có thể thực hiện các chức năng cơ bản trong cơ thể.

Hầu hết những người bệnh không biết rằng họ mắc bệnh vì các triệu chứng thường không phát triển khi bệnh thận mạn các giai đoạn đầu. Thông thường, vào thời điểm một người nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nặng. Những tổn thương trên thận ở giai đoạn này là không thể phục hồi.

2. Các đặc điểm của bệnh thận mạn

Các triệu chứng của bệnh thận mạn bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Phù hoặc sưng bàn chân, bàn tay và mắt cá chân
  • Mệt mỏi
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Nước tiểu có máu
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Giảm tỉnh táo tinh thần khi mắc phải suy thận mạn biến chứng
  • Chán ăn
  • Da ngứa dai dẳng
  • Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm
bệnh thận mạn
Bệnh thận mạn là một tình trạng diễn tiến chậm và dần dần gây ra rối loạn chức năng thận

3. Bệnh thận mạn các giai đoạn được phân chia như thế nào?

Các bác sĩ sử dụng khái niệm tốc độ lọc cầu thận (GFR) để xác định mức độ tiến triển của bệnh thận mạn. Nói một cách khác, giá trị GFR cho biết thận của một người lọc chất thải tốt như thế nào. Tuy nhiên, chỉ số này có thể phụ thuộc vào kích thước cơ thể, giới tính và tuổi tác của từng người.

Bác sĩ có thể xác định GFR của một người bằng cách kiểm tra mức độ creatinin trong máu. Creatinine là sản phẩm thải ra của creatine, là một loại axit giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào cơ. Khi thận hoạt động bình thường, chúng lọc một lượng creatinin tương đối ổn định từ máu. Sự thay đổi nồng độ creatinin trong máu có thể cho thấy một người có vấn đề với thận.

Sự thay đổi trong GFR của người bệnh cho phép bác sĩ phân loại bệnh thận mạn thành các giai đoạn, như sau.

3.1. Giai đoạn 1

Bệnh thận mạn giai đoạn 1 có nghĩa là GFR của người bệnh ít nhất là 90 mililít mỗi phút (ml/phút) trên 1,73 m2. Đây là chức năng thận bình thường nhưng có bằng chứng về tổn thương thận. Một số dấu hiệu của tổn thương thận ở giai đoạn 1 có thể là protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể.

3.2. Giai đoạn 2

Nếu một người bị bệnh thận mạn giai đoạn 2, GFR là 60⁠-89 ml/phút trên 1,73 m2. GFR trong phạm vi này thường có nghĩa là thận đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, GFR này chỉ ra rằng một người mắc bệnh thận mạn giai đoạn 2 có thêm các dấu hiệu của tổn thương thận. Những dấu hiệu này có thể bao gồm tổn thương thực thể đối với thận hoặc protein trong nước tiểu của một người.

3.3. Giai đoạn 3

bệnh thận mạn giai đoạn 3, GFR trong khoảng 30⁠-59 ml/phút trên 1,73 m2. Phạm vi này chỉ ra rằng người đó có một số tổn thương ở thận và thận không còn đảm bảo hoạt động tốt.

Bệnh thận mạn các giai đoạn 3 có thể được tách thành hai loại phụ:

  • Giai đoạn 3a: Giai đoạn 3a có nghĩa là GFR từ 45⁠-59 ml/phút trên 1,73 m2.
  • Giai đoạn 3b: Giai đoạn 3b có nghĩa là GFR từ 30⁠-44 ml/phút trên 1,73 m2.

Mặc dù hầu hết những người bệnh thận mạn giai đoạn 3 không có các triệu chứng, một số người có thể gặp phải tình trạng:

  • Sưng ở bàn tay và bàn chân
  • Đau lưng
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Thiếu máu
  • Huyết áp cao
  • Loãng xương

3.4. Giai đoạn 4

Ở giai đoạn 4, GFR là 15–29 ml/phút trên 1,73 m2. Ở giai đoạn này, thận đã bị tổn thương từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng và là bệnh thận giai đoạn cuối cùng trước khi đi vào suy thận mạn biến chứng như sưng bàn tay và bàn chân, đau lưng và đi tiểu thường xuyên hơn. Các biến chứng khác như thiếu máu hoặc bệnh xương cũng dễ xảy ra hơn.

3.5. Giai đoạn 5

Một người mắc phải suy thận giai đoạn 5 có GFR là 15 ml/phút trên 1,73 m2 hoặc thấp hơn. Ở giai đoạn này, thận gần như không còn đảm bảo các chức năng cơ bản.

Các triệu chứng của suy thận bao gồm:

  • Ngứa
  • Chuột rút cơ bắp
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sưng ở bàn tay và bàn chân
  • Đau lưng
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Khó ngủ
  • Khó thở

Nếu bị suy thận đến giai đoạn này, người bệnh sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận để tồn tại. Lọc thận giúp lọc nước và các chất độc trong máu khi thận không còn khả năng.

bệnh thận mạn
Các triệu chứng của suy thận bao gồm chuột rút cơ bắp

4. Các nguyên nhân gây ra bệnh thận mạn là gì ?

Thận đảm nhận chức năng như một hệ thống lọc phức tạp trong cơ thể, giúp loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa khỏi máu và bài tiết ra khỏi cơ thể. Theo đó, các vấn đề gây tổn thương thận có thể xảy ra khi:

  • Dòng máu không đến thận đúng cách
  • Các tổn thương trực tiếp đến nhu mô thận
  • Nếu có một vật cản ngăn dòng nước tiểu ra ngoài
  • Hậu quả do bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp.

Cụ thể của các nguyên nhân gây bệnh thận mạn bao gồm:

  • Dòng chảy của nước tiểu bị cản trở: Nước tiểu bị tắc nghẽn có thể trào ngược lại vào thận từ bàng quang, làm tăng áp lực lên thận và làm suy giảm chức năng. Các nguyên nhân có thể là phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và khối u.
  • Các bệnh về thận: Bệnh thận đa nang, viêm thận bể thận và viêm cầu thận.
  • Hẹp động mạch thận: Hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch thận khi đi vào thận.
  • Ngộ độc kim loại nặng: Chì là một nguồn ngộ độc thận phổ biến.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một tình trạng tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công thận như thể chúng là mô lạ.
  • Sốt rét và sốt vàng da: Hai căn bệnh do muỗi truyền này có thể khiến chức năng thận bị suy giảm.
  • Một số loại thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc, nhất là NSAID, có thể dẫn đến suy thận.
  • Sử dụng chất kích thích bất hợp pháp: Sử dụng các chất như heroin hoặc cocaine có thể gây hại cho thận.
  • Chấn thương thận: Bị đánh mạnh hoặc một chấn thương thực thể khác lên thận có thể gây ra tổn thương thận.

Để chẩn đoán bệnh thận mạn, bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu của bệnh và hỏi bệnh nhân về các triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, bệnh lý này chủ yếu dựa trên các xét nghiệm chức năng hệ niệu, bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: giúp xác định có hay không albumin. Albumin có trong nước tiểu khi thận bị tổn thương.
  • Chụp thận: Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp siêu âm để đánh giá kích thước và hình dạng của thận. Chụp MRI hoặc CT cũng có thể được sử dụng trong những trường hợp hiếm, nhất là khi siêu âm không rõ ràng.
  • Sinh thiết thận: Bác sĩ trích một mẫu mô thận nhỏ và kiểm tra xem có tổn thương tế bào hay không.
  • Chụp X-quang phổi: Mục đích của chụp X-quang phổi là để kiểm tra xem có phù phổi hay không, tức là chất lỏng bị giữ lại trong phổi.
  • GFR: Chỉ số này cho biết thận còn khả năng lọc chất thải tốt như thế nào. Chỉ số này được tính toán dựa trên creatinin máu và các tham số khác của từng người như tuổi, giới, cân nặng.

Tóm lại, bệnh thận mạn là một tình trạng phổ biến nhưng thông thường, mọi người không nhận ra rằng họ mắc bệnh cho đến khi chức năng thận đã suy giảm rõ rệt. Khi đã đến giai đoạn suy thận mạn biến chứng, người bệnh sẽ phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống. Việc phòng ngừa bệnh thận mạn phụ thuộc phần lớn vào việc kiểm soát các nguyên nhân chính, đó là bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. Theo đó, những người có nguy cơ mắc bệnh thận mạn nên tham vấn với bác sĩ về việc xét nghiệm chức năng thận định kỳ. Ngoài ra, thực hiện một lối sống lành mạnh thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục cũng có thể giúp ngăn ngừa suy thận mạn biến chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan