COVID-19: Thử nghiệm và Phục hồi tại nhà

Các xét nghiệm chẩn đoán có thể tìm thấy vi-rút gây ra COVID-19 trong các mẫu bệnh phẩm hầu họng. Một số xét nghiệm có kết quả trong vòng chưa đầy một giờ nhưng các xét nghiệm khác phải mất 1-2 ngày mới có kết quả. Vậy, có những loại xét nghiệm covid và hồi phục sau điều trị corona ra sao?

1.Các loại xét nghiệm COVID-19 hiện nay

Hiện nay, có hai loại xét nghiệm đang được sử dụng để chẩn đoán COVID-19 là xét nghiệm chẩn đoán (diagnostic tests) và xét nghiệm kháng thể (Antibody blood tests). Các xét nghiệm chẩn đoán kiểm tra các mẫu bệnh phẩm từ hệ thống hô hấp (chẳng hạn dịch hầu họng) để xác định bạn hiện đang có bị nhiễm SARS-CoV-2 - vi rút gây ra COVID-19. Xét nghiệm kháng thể, còn được gọi là xét nghiệm huyết thanh được dùng để kiểm tra máu của bạn có kháng thể chống SARS-CoV-2 hay không. Kháng thể là protein giúp chống cơ thể lại vi trùng. Xét nghiệm huyết thanh có thể chưa phát hiện nếu bạn mới bị nhiễm trùng, do có thể mất 1 đến 3 tuần để tạo kháng thể sau khi các triệu chứng xuất hiện thì mới phát hiện ra được.

2. Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm đàm chẩn đoán bệnh lao
Xét nghiệm chẩn đoán covid-19

Không phải ai cũng cần được kiểm tra COVID-19. Dưới đây là một số thông tin có thể giúp bạn đưa ra quyết định về việc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán. Tại thời điểm này, không có phác đồ điều trị cụ thể nào dành riêng cho những người có COVID-19.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) hướng dẫn cho những người nên được xét nghiệm, nhưng quyết định cuối cùng liệu bạn có được thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hay không thì sẽ phụ thuộc vào bác sĩ tại sở y tế.

Vào cuối tháng 4, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) đã cho phép lưu hành bộ xét nghiệm chẩn đoán covid-19 cho phép bạn thu thập mẫu hô hấp tại nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cần gửi mẫu bệnh phẩm của mình đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Khi có kết quả:

  • Nếu bạn xét nghiệm dương tính với coronavirus (COVID-19), hãy trang bị những bước bảo vệ cần thực hiện nếu bạn bị ốm hoặc bạn cần chăm sóc ai đó.
  • Nếu bạn kiểm tra âm tính với COVID-19, có thể bạn không bị nhiễm bệnh tại thời điểm mẫu của bạn được thu thập. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bị bệnh. Có thể sau này bạn sẽ bị nhiễm trùng và khi đó, kết quả xét nghiệm sẽ dương tính. Nói cách khác, kết quả xét nghiệm âm tính không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh sau này. Do đó, bạn vẫn cần thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân và người khác.

3. Xét nghiệm huyết thanh (Kháng thể)

Xét nghiệm huyết thanh
Xét nghiệm huyết thanh kiểm tra bạn có đang nhiễm vi-rút không

Xét nghiệm kháng thể, còn được gọi là xét nghiệm huyết thanh, bằng cách tìm kiếm kháng thể trong máu nếu bạn đã bị nhiễm vi-rút. Tùy thuộc vào thời điểm bị nhiễm bệnh và thời điểm xét nghiệm, xét nghiệm có thể không tìm thấy kháng thể ở người đã bị nhiễm COVID-19. Kháng thể là protein giúp chống lại vi trùng. Vì vậy, xét nghiệm huyết thanh không nên được sử dụng như là cách duy nhất để chẩn đoán một người nào đó hiện đang bị bệnh với COVID-19.

Nếu bạn có kiểm tra dương tính:

  • Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy bạn đã có các kháng thể có khả năng là do nhiễm SARS-CoV-2 hoặc có thể do một coronavirus khác.
  • Nếu bạn không có triệu chứng, bạn có thể tình trạng nhiễm trùng không hoạt động và không cần theo dõi chặt chẽ.
  • Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh và đáp ứng các hướng dẫn khác để xét nghiệm, bạn sẽ cần thêm xét nghiệm axit nucleic. Xét nghiệm này sử dụng các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp để xác nhận chắc chắn có nhiễm COVID-19 hay không do một mình xét nghiệm huyết thanh không thể khẳng định bạn có chắc chắn COVID-19 hay không.
  • Có thể bạn có thể xét nghiệm dương tính với kháng thể và bạn có thể không có hoặc đã từng có triệu chứng của COVID-19. Đối với trường hợp này, bạn sẽ được xếp vào trường hợp nhiễm trùng nhưng không có triệu chứng.

Nếu bạn kiểm tra âm tính:

  • Nếu bạn có xét nghiệm âm tính với kháng thể COVID-19, có thể bạn đã không bị nhiễm trùng trước đó. Tuy nhiên, hiện tại bạn đã có thể bị nhiễm trùng. Bạn vẫn có thể bị bệnh nếu gần đây bạn tiếp xúc với vi-rút và kháng thể chưa xuất hiện trong vòng từ 1 đến 3 tuần sau khi bị nhiễm bệnh.
  • Một số người có thể mất nhiều thời gian hơn để cơ thể sản xuất kháng thể và một số người có thể không thể sản xuất kháng thể.
  • Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh và đáp ứng các hướng dẫn khác để xét nghiệm, bạn sẽ cần thêm xét nghiệm axit nucleic. Xét nghiệm này sử dụng các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp để xác nhận chắc chắn có nhiễm COVID-19 hay không do một mình xét nghiệm huyết thanh không thể khẳng định bạn có chắc chắn COVID-19 hay không.

4. Phục hồi tại nhà

bệnh nhân COVID-19
Trường hợp nặng bệnh nhân có thể cần điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt

Khoảng 8 trong số 10 người mắc COVID-19 chỉ có các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, các trường hợp COVID-19 nhẹ vẫn có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà và hồi phục hoàn toàn mà không cần đến bệnh viện.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đối với các trường hợp nhẹ có thể mất 2 tuần để cơ thể bạn khỏi hoàn toàn. Đối với những người mắc bệnh nặng hoặc nguy kịch, quá trình phục hồi có thể mất tới 6 tuần.

Các hướng dẫn của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyên rằng nếu bạn bị bệnh, bạn nên cách ly tại nhà cho đến khi bạn đáp ứng được tất cả các điều kiện dưới đây:

  • Bạn đã không bị sốt trong 72 giờ (3 ngày) mà không cần dùng thuốc hạ sốt
  • Các triệu chứng được cải thiện, mặc dù có thể không biến mất hoàn toàn
  • Nó đã được ít nhất 7 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện hoặc bạn đã có hai lần xét nghiệm COVID-19 cách nhau 24 giờ có kết quả âm tính.

Phục hồi sau khi bị COVID-19 nặng

  • Khoảng 14% những người có coronavirus cần phải ở lại bệnh viện để được hỗ trợ thở và có thể kéo dài 2 tuần trở lên.
  • Một số người bị COVID-19 nặng có bị biến chứng được gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển(ARDS), có thể làm tổn thương phổi và khiến người bệnh rất khó thở.
  • Đối với các trường hợp nặng, người bệnh có thể cần điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Nhiều bệnh nhân dành thời gian trong ICU sẽ bị giảm cân và có thể có các vấn đề về trí nhớ sau đó.

5. Làm thế nào để cảm thấy tốt hơn?

Uống nước
Ướng nhiều nước rất tốt cho sức khỏe

Hiện nay không có phác đồ điều trị cho COVID-19. Các chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp sau có thể làm tăng tốc độ lành bệnh tương tự như cách bạn có thể chăm sóc cảm cúm hoặc cảm lạnh:

  • Ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy thèm ăn, hãy nạp năng lượng cho cơ thể bằng các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Hạn chế các thực phẩm có đường hoặc chế biến sẵn như bánh quy và soda. Nếu chán ăn, bạn không cần phải cố gắng ép bản thân ăn thật nhiều.
  • Uống nhiều nước. Bạn nên uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát hoặc không thích uống.
  • Hạ sốt. Uống acetaminophen hoặc ibuprofen nếu bạn bị sốt hoặc đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, không nên dùng quá tổng cộng 3.000 miligam trong vòng 24 giờ.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.

Nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn, bạn hãy gọi bác sĩ hoặc đi đến cơ sở điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan