Có thể test cúm A bằng cách nào?

Virus cúm A thường gây bệnh chủ yếu vào mùa đông hoặc đôi khi cũng có thể xảy ra ngoài mùa cúm thông thường. Ngoài virus cúm thì cũng có nhiều loại virus khác cũng có thể gây ra bệnh hô hấp với các dấu hiệu triệu chứng tương tự. Việc xét nghiệm cúm A đóng vai trò quan trọng để điều trị hiệu quả và kiểm soát dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

1. Giới thiệu chung về bệnh cúm A

Bệnh cúm A là một trong những bệnh thuộc loại nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp, nguyên nhân gây ra bởi virus cúm A. Virus cúm A có vỏ là glycoprotein với hai kháng nguyên H và N, những tổ hợp kháng nguyên khác nhau tạo ra các chủng hay các type virus khác nhau, trong đó bao gồm chủng H1N1, H3N2, H5N1, H7N9 được xác định là một số chủng gây bệnh phổ biến.

Bệnh cúm A có các dấu hiệu triệu chứng tương tự như bệnh cảm cúm thông thường song mức độ nguy hiểm của cúm A lại lớn hơn nhiều. Các dấu hiệu triệu chứng ban đầu hoặc ở thể nhẹ của chúng có thể mang đặc trưng của cúm. Đó là gây ra tác động nhiều tới vùng mũi, họng cụ thể như sưng, đau họng, ho, chảy nước mũi hay nghẹt mũi, hoặc cũng có thể khiến đau đầu, đau người...Tuy nhiên, bệnh cúm A có những diễn biến nghiêm trọng và nguy cơ trở nặng, đe dọa đến tính mạng người mắc với các dấu hiệu triệu chứng có thể xảy ra như: viêm phế quản, viêm phổi dẫn tới tình trạng suy hô hấp hoặc co giật, li bì ở đối tượng là trẻ em.

Mặt khác, với đặc tính có thể tồn tại rất lâu ở bên ngoài cơ thể và khả năng biến đổi nhanh lại càng tăng cao nếu sống gần môi trường của các loại gia cầm, vật nuôi. Virus cúm A có thể lây lan trên diện rộng trực tiếp qua tiếp xúc với các loại dịch tiết người bệnh, gián tiếp thông qua các loại vật dụng hoặc động vật có mầm bệnh.

Một số đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao và có thể bị bệnh nặng, cụ thể như sau:

  • Trẻ em, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Người cao tuổi trên 65 tuổi.
  • Người mang bệnh nền, bệnh mạn tính như bệnh lý về tim mạch, phổi, tiểu đường, suy thận, suy giảm miễn dịch...
  • Người phụ nữ đang trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
  • Người lao động trong môi trường tập trung đông đúc như: trường học, nhà máy hay bệnh viện

Với các lý do trên, việc xác định nguyên nhân gây bệnh hay xét nghiệm cúm A hay cúm thông thường có vai trò rất quan trọng nhằm điều trị đúng và kiểm soát dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

2. Khi nào bạn nên test cúm A?

Người bệnh nhiễm cúm A thường có những dấu hiệu triệu chứng tương tự với cúm thông thường và kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn:

  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C, đau nhức đầu.
  • Đau nhức các cơ, đặc biệt là đau tăng khi ho
  • Viêm màng kết.

Ngoài ra, người bị bệnh còn có thể bị đau tức ngực, tim đập nhanh, nhịp thở nhanh, dần dần người bệnh bị suy hô hấp dẫn đến suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong. Nguyên nhân do diễn biến nhanh và tính chất nghiêm trọng của bệnh, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tính, suy các phủ tạng và có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, khi cơ thể của bạn xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng trên, nhất là các đối tượng nguy cơ cao như vừa đề cập ở trên, bạn nên nhanh chóng test cúm A để có phương hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

3. Test cúm A bằng cách nào?

Test cúm A bằng cách nào? Xét nghiệm cúm A có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao phải được thực hiện trong những phòng thí nghiệm chuyên ngành. Ngoài ra, hiện nay còn có xét nghiệm cúm có sẵn để phát hiện virus cúm trong mẫu bệnh phẩm hô hấp. Dựa theo thứ tự ưu tiên mà có những phương thức chẩn đoán cúm A như sau:

  • Phương pháp RT-PCR: đây là phương pháp xét nghiệm với độ nhạy cao nhất và có tính đặc trưng nhất để đánh giá, kiểm tra virus cúm. Phương pháp này cho kết quả trong thời gian từ 4 đến 6 giờ, có độ nhạy cao và rất hữu ích để phân biệt nhanh giữa các loại cúm do những nguyên nhân khác nhau.
  • Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang: cho thấy độ nhạy và tính đặc hiệu thấp hơn, nhưng kết quả có sẵn trong vài giờ sau khi nhận mẫu. Hiệu suất của loại xét nghiệm này còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và chất lượng của mẫu thu thập được.
  • Xét nghiệm nhanh (RIDTs): có thể cung cấp kết quả trong thời gian ngắn từ 10 đến 15 phút, nhưng không chính xác. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của người bệnh, thời gian mắc bệnh, loại mẫu bệnh phẩm và loại virus cúm. Do có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp nên khi sử dụng phương pháp này bác sĩ thường chỉ định kết hợp với các phương pháp khác khi kết quả xét nghiệm âm tính.
  • Phương pháp phân lập virus: đây không phải là xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian hoạt động của cúm, nên thực hiện đối với các mẫu bệnh phẩm hô hấp thu thập từ những người nghi ngờ cúm xuất hiện trong thời gian 5 ngày sau khi phát bệnh. Đặc biệt là đối với những người có yếu tố dịch tễ với dịch cúm.
  • Xét nghiệm huyết thanh: thông thường không được khuyến cáo để phát hiện bằng chứng nhiễm virus cúm ở người để kiểm soát bệnh cấp tính. Tuy nhiên, kết quả của loại xét nghiệm này chỉ hữu ích cho chẩn đoán hồi cứu và cho mục đích nghiên cứu.

4. Các biện pháp dự phòng cúm A

Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào được xem là đặc hiệu để điều trị bệnh cúm A nên vẫn nên thực hiện xét nghiệm cúm A khi nghi ngờ mắc bệnh. Đồng thời, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa, như sau:

  • Tăng cường khả năng đề kháng, đặc biệt trong những thời điểm bệnh thường dễ bùng phát.
  • Giảm tối đa nguy cơ nhiễm bệnh cúm A bằng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, không tới nơi có dịch.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân với việc thực hiện rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc lên những vùng như mắt, mũi, miệng.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống và nơi vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi hay các vật dụng trẻ thường tiếp xúc hàng ngày...
  • Nếu tới nơi có đông người, bạn nên dùng khẩu trang, hạn chế đưa tay động vào mắt mũi.
  • Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh cúm A thì bạn cần cách ly với người xung quanh.
  • Thực hiện việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm định kỳ. Hiệu quả của vắc xin cúm sẽ được phát huy sau khi tiêm khoảng từ 2 đến 3 tuần và kéo dài trong khoảng thời gian từ 6 tới 12 tháng. Nguyên nhân do virus thường xuyên biến đổi nên cần tiêm nhắc lại hàng năm.

Virus cúm A là loại virus gây bệnh phổ biến gây ra các biến chứng hô hấp nghiêm trọng nếu như không được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Thực tế, đã ghi nhận các đợt dịch cúm bùng phát lây lan ra cộng đồng và gây khó kiểm soát cho ngành y tế nước nhà cả về nhân lực y tế, vật tư, thuốc men điều trị. Test cúm A là các đóng vai trò quan trọng để điều trị hiệu quả và kiểm soát dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Bên cạnh đó để phòng ngừa bệnh, bạn cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vệ sinh nơi ở, ăn uống, không gian sống và tiêm vắc - xin cúm định kỳ hàng năm.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

81K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan