Chụp CT phổi: Những điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đình Hùng - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Và Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê Thảo Trâm - Bác sĩ Chẩn Đoán Hình Ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại đang được sử dụng hầu hết tại các bệnh viện ở Việt Nam. Chụp CT phổi giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến phổi nhờ đó có biện pháp điều trị và can thiệp kịp thời.

1. Chụp CT phổi là gì?

Khi chụp CT phổi các kỹ thuật viên sẽ sử dụng bức xạ tia X để tác động lên phổi, sau đó máy chụp sẽ thu những dữ liệu này lại và chuyển hóa thành hình ảnh phục vụ cho việc quan sát trực quan. Ảnh thu được có thể là 2D hoặc tái tạo 3D, nhờ vào những hình ảnh thu được này mà bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán những tổn thương của phổi.

Chụp CT phổi đang được sử dụng rộng rãi trong quá trình chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư phổi - một loại bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu theo xếp hạng của Tổ chức y tế thế giới WHO - tại khắp các bệnh viện lớn trên cả nước.

2. Ưu, nhược điểm của phương pháp chụp CT phổi

2.1. Ưu điểm của chụp CT phổi

Chụp CT là kỹ thuật rất hiệu quả trong việc tìm ra những đám mờ và đánh giá khá chi tiết những tổn thương ở phổi. Phương pháp này giúp các bác sĩ tránh được tình trạng bỏ sót những tổn thương khó phát hiện ở phổi.

Cụ thể, phương pháp chụp X - quang sẽ có khoảng 30% tổn thương phổi bị bỏ sót. Nhưng chụp cắt lớp CT phổi lại có thể dễ dàng phát hiện ra những tổn thương này. Như vậy, có thể thấy rằng chụp CT phổi mang lại nhiều lợi trong chẩn đoán như sau:

  • Phát hiện những thương tổn có thể bị bỏ sót trên khi thực hiện chụp X-quang phổi.
  • Nhận dạng các tổn thương ở phổi một cách chi tiết, rõ ràng như kích thước tổn thương, mức độ tổn thương của phổi.
chụp CT
Chụp CT cho phép chẩn đoán hình ảnh dễ dàng hơn

2.2. Nhược điểm của chụp cắt lớp phổi

Chụp CT phổi sử dụng nguồn năng lượng tia X do đó việc bệnh nhân bị nhiễm xạ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên liều lượng phóng xạ mỗi lần chụp đều được cân nhắc cẩn thận, đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Vì lượng xạ này mang tính tích lũy, do đó không nên chụp CT phổi 2 lần liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có ảnh hưởng đến những bệnh nhân yêu cầu phải chụp chiếu thường xuyên.

Một vấn đề thường xảy ra khi chụp CT phổi là dị ứng thuốc cản quang (loại thuốc có tác dụng làm rõ ràng hình ảnh). Hầu hết các trường hợp, dị ứng sẽ tự khỏi trong vài ngày. Nhưng cũng rất hiếm trường hợp biến chứng nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhìn chung, theo đánh giá của các chuyên gia thì chụp cắt lớp phổi vẫn là một phương pháp an toàn và hiệu quả với nguy cơ rủi ro tương đối thấp. Máy móc sử dụng để chụp CT phổi càng hiện đại thì nguy cơ rủi ro giảm xuống càng thấp. Hơn nữa, so với hiệu quả mà chụp CT mang lại cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh thì những rủi ro này là không đáng kể.

3. Những đối tượng nào có thể thực hiện chụp CT phổi

Chụp CT phổi phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuy nhiên nếu thuộc những trường hợp mà chúng tôi liệt kê dưới đây bạn nên thực hiện chụp CT để kiểm soát được tình hình sức khỏe của bản thân.

  • Gia đình có tiền sử bị bệnh ung thư phổi;
  • Những người thuộc độ tuổi từ 50 tuổi trở lên, đang sử dụng thuốc lá thường xuyên hoặc đã hút thuốc lá hơn mười năm. Những đối tượng này có nguy cơ rất cao mắc các bệnh lý liên quan đến phổi;
  • Những đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường nhiễm chất phóng xạ, khói bụi, các chất độc hóa học;
  • Những bệnh nhân gặp phải các chấn thương nghiêm trọng tại vùng ngực, có ảnh hưởng đến phổi hoặc trung thất hoặc nghi ngờ có thương tổn đến vùng phổi;
  • Các bệnh nhân đang bị viêm phế quản nặng, viêm phổi kẽ hoặc các bệnh lý liên quan đến phổi khác;
  • Bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, khó nuốt thức ăn, ho ra máu không rõ nguyên nhân.
Viêm phế quản
Viêm phế quản nên đi chụp CT

4. Quy trình chụp CT phổi

Quy trình chụp CT phổi như sau:

  • Người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin, tiền sử bệnh cho bác sĩ trước khi chụp, đặc biệt là tình trạng mang thai cần phải được thông báo để bác sĩ lựa chọn phương pháp khám phù hợp;
  • Bệnh nhân mặc đồ của bệnh viện khi chụp;
  • Tháo bỏ tất cả trang sức và những vật dụng bằng kim loại trên người;
  • Nếu không dị ứng với thuốc cản quang và tiến hành tiêm thuốc thì bệnh nhân phải nhịn ăn từ 4 đến 6 tiếng trước tiêm;
  • Tiến hành chụp và thay đổi tư thế theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên chụp chiếu;
  • Sau khi chụp bệnh nhân trở lại sinh hoạt như bình thường, một số trường hợp đặc biệt thì nên tuân thủ theo quy định của bác sĩ.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với phương trâm: Luôn lấy người bệnh là trung tâm, Vinmec cam kết mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và chất lượng cao cho khách hàng.

Bệnh viện đa khoa có sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính 640 dãy thế hệ mới nhất được vận hành và chẩn đoán bởi đội ngũ kỹ thuật viên, Giáo sư, Tiến sĩ và các bác sỹ đầu ngành trong cả nước, kết hợp hội chẩn liên chuyên khoa cùng các chuyên gia hàng đầu VN và TG. Phối hợp cùng các kỹ thuật hiện đại khác để chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về phổi.

Với cơ sở vật chất hiện đại đạt chuẩn quốc tế, dịch vụ y tế chất lượng, đội ngũ Y, bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị tối ưu cho người bệnh..

Môi trường bệnh viện thân thiện, cơ sở chăm sóc trước trong và sau mổ đạt chuẩn quốc tế sẽ mang đến kết quả chẩn đoán chính xác nhất, điều trị tốt nhất, phục hồi sức khỏe nhanh nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

35.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan