Chương trình phát hiện và kích hoạt điều trị nhanh tình trạng nhiễm trùng nặng – sepsis bundle là gì và người bệnh được hưởng lợi gì từ chương trình này?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thời gian gần đây các bạn hay nghe các nhà chuyên môn y tế đặc biệt là lĩnh vực hồi sức cấp cứu hay người ta nhắc đến thuật ngữ tiếng anh sepsis bundle” có nghĩa là “gói kiểm soát nhiễm trùng nặng”. Vậy gói kiểm soát nhiễm trùng nặng là gì? tại sao lại gọi là bundle - gói? Gói điều trị sepsis 1 giờ đầu “Hour-1 sepsis bundle” là gì và có ý nghĩa gì cho người bệnh? Chúng ta sẽ lần lượt đi trả lời từng câu hỏi trên.

1. Sepsis bundle là gì? và tại sao lại gọi là bundle - gói?

Tại Mỹ hàng năm tại có khoảng 1,7 triệu ca nhiễm trùng nặng hay còn gọi là sepsis và là nguyên nhân gây ra cái chết của khoảng 250 nghìn người, chiếm khoảng 30 – 50% số bệnh nhân tử vong tại bệnh viện. Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ nhưng có thể nói nhiễm trùng nặng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 chỉ sau các bệnh tim mạch.

Đứng trước thách thức đó vào năm 2003 các chuyên gia về Hồi sức tích cực và các chuyên gia các bệnh nhiễm trùng của 11 tổ chức hội nghề nghiệp y khoa tại Mỹ và Châu Âu đã họp với nhau, sau 02 năm xây dựng dựa trên các dữ liệu nghiên cứu đã tiến hành trên các bệnh nhân nhiễm trùng “sepsis” đã xây dựng lên bộ “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí cho các bệnh nhân sepsis vào 2005 - surviving sepsis campaign 2005” nhằm mục tiêu đưa tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng nặng “sepsis” xuống 25% trong vòng 5 năm. Sau đó hướng dẫn này được cập nhật dựa trên các kết quả nghiên cứu sau đó với các phiên bản 2008, 2013 và 2018 với các tên “surviving sepsis campaign 2008”, “surviving sepsis campaign 2013” và “surviving sepsis campaign 2018”.

sepsis
Sepsis - tình trạng nhiễm trùng huyết trong y học

Việc tuân thủ đầy đủ các nội dung của Bộ khuyến cáo trên trong thực hành lâm sàng tại các khoa Cấp Cứu và các khoa Hồi sức tích cực chiếm tỉ lệ rất thấp cụ thể chỉ có số ít các khoa Cấp Cứu và Khoa Hồi sức tích cực (ICU) có thể thực hiện được 100% các nội dung của khuyến cáo và đều cho kết quả cải thiện tỷ lệ tử vong so với trước đó. Điều này đã khiến các nhà khoa học phải tìm các giải pháp cho vấn đề tuân thủ khuyến cáo, đã có rất nhiều các nghiên cứu tập trung vào một số nhóm các mục tiêu quan trọng cần phải đạt, dễ thực hiện và có hiệu quả cao để các khoa Cấp Cứu và khoa Hồi sức tích cực có tuân thủ áp dụng được, kể cả các khoa có nguồn lực thấp (các nước thu nhập thấp), và khái niệm “bundle - gói” ra đời từ đó.

“Sepsis bundle” là tập hợp các biện pháp chẩn đoán và điều trị cần phải đạt theo khung thời gian nhất định, cụ thể là giai đoạn đầu 2010 người ta chia ra bundle 3 giờ đầu là gói hồi sức nhiễm khuẩn “sepsis resuscitation bundle” và bundle 6 giờ tiếp theo là gói quản lý nhiễm khuẩn nặng “sepsis management bundle”.

2. Gói điều trị sepsis 1 giờ đầu “Hour-1 sepsis bundle” là gì và có ý nghĩa gì cho người bệnh?

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu áp dụng Bộ khuyến cáo điều trị nhiễm trùng nặng 2012 “surviving sepsis campaign 2012” vào điều trị cho các bệnh nhân nhiễm trùng nặng “sepsis” và sốc nhiễm khuẩn “septic shock”, năm 2019 sepsis bundle được thay đổi theo xu hướng với 5 mục tiêu điều trị sepsis cần đạt sớm hơn trong 1 giờ đầu “Hour-1 sepsis bundle” vì có vai trò quan trọng và quyết định tới tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên việc tuân thủ 5 mục tiêu cần đạt trong 1 giờ đầu vẫn còn là thách thức trong điều kiện nền y tế Việt Nam do có nhiều lý do đặc thù.

Hour-1 sepsis bundle gói điều trị 1 giờ
Gói 1 giờ bắt đầu hồi sức sepsis và sốc nhiễm khuẩn

Năm 2019 dưới sự giúp đỡ của GS. Christ Farmer, nguyên là Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) và nguyên là chủ tịch Hồi sức tích cực Mỹ (SCCM) đã xây dựng và áp dụng thường quy gói điều trị nhiễm trùng nặng ngay trong giờ đầu tiên “Hour-1 sepsis bundle” và đã cho kết quả bước đầu rất khả quan và hứa hẹn giúp cải thiện kết quả và tiên lượng của các bệnh nhiễm trùng nặng tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Times City nói riêng và Hệ thống Y tế Vinmec nói chung.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

501 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan