Chỉ định phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính

Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Vĩnh Toàn - Bác sĩ Tai - Mũi - Họng, Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Viêm tai giữa mạn là tình trạng nhiễm trùng kéo dài trong niêm mạc tai giữa, nó được gây ra bởi phản ứng viêm đang diễn ra trong tai giữa với sự tạo mô hạt và thường liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn chưa được giải quyết hoặc vi khuẩn kháng thuốc.

1. Viêm tai giữa mạn được chia làm hai loại chính

+ Viêm tai giữa mủ mạn tính

+ Viêm tai giữa có Cholesteatoma

Khi tình trạng viêm tai giữa không đáp ứng với điều trị nội khoa bằng các phương pháp tại chỗ và toàn thân thì cần phải phẫu thuật với mục đích làm cho tai khô, tránh các biến chứng và bảo tồn cấu trúc, chức năng của tai.

1.1 Chỉ định phẫu thuật bao gồm


Lỗ thủng kéo dài hơn 6 tuần

  • Chảy tai kéo dài hơn 6 tuần mặc dù đã được điều trị nội khoa đầy đủ
  • Có cholesteatoma
  • Có bằng chứng của viêm xương chũm mạn tính
  • Nghe kém dẫn truyền

Nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật trong viêm tai giữa mạn là làm sạch bệnh tích và phục hồi sức nghe

Có cholesteatoma

2. Những phương pháp phẫu thuật thường áp dụng cho viêm tai giữa mạn tính

2.1 Phẫu thuật vá màng nhĩ ( Myringoplasty)

Vật liệu để vá màng nhĩ thường sử dụng là các vật liệu tự thân như cân cơ thái dương, sụn bình tai, sụn vành tai.

2.2 Phẫu thuật vá màng nhĩ kết hợp với chỉnh sửa xương con (Tympanoplasty)

2.3 Phẫu thuật xương chũm ( Mastoidectomy)

  • Phẫu thuật xương chũm đơn thuần ( Cortical Mastoidectomy) là phẫu thuật lấy bỏ phần ngoài của xương chũm và làm sạch các tế bào trong xoang chũm, mở rộng sào bào, sào đạo
Phẫu thuật xương chũm
Vị trí xương chũm nhiễm trùng

  • Phẫu thuật xương chũm không hạ tường dây VII ( Canal wall up mastoidectomy) là phẫu thuật lấy bỏ các tế bào chũm, giữ thành sau ống tai, tiếp cận tai giữa qua ngách mặt (ngách giữa cán ngắn xương đe, dây thần kinh thừng nhĩ, dây VII) làm sạch bệnh tích đặc biệt là cholesteatoma, giữ nguyên cấu trúc thành ống tai để ngăn cản những biến chứng tiềm tàng có thể gây nên do phẫu thuật
  • Phẫu thuật xương chũm có hạ tường dây VII ( Canal wall down Mastoidectomy)

Bao gồm có phẫu thuật tiệt căn xương chũm cải biên: Giữ xương con và phần màng nhĩ còn lại để tái tạo sức nghe. Phẫu thuật tiệt căn xương chũm kinh điển là lấy hết chuỗi xương con, màng nhĩ, tế bào xương chũm tạo thành một khoang chung, bít tắc vòi nhĩ thường áp dụng khi có khối Cholesteatoma lan rộng.

3. Chăm sóc sau phẫu thuật viêm tai giữa mạn

  • Với những trường hợp vá màng nhĩ đơn thuần thường được ra viện sớm trong ngày hoặc sau một ngày, vệ sinh vết mổ hàng ngày bằng thuốc sát trùng, các vật liệu chèn trong ống tai thường được lấy đi sau 7-10 ngày
  • Khi ống tai chữa liền cần tránh nước vào tai
  • Đối với phẫu thuật tiệt căn nên định kỳ thăm khám để phát hiện cholesteatoma tái phát, vệ sinh hốc mổ tránh sự tích lũy vẩy gây nhiễm trùng
Khám tai
Người có bệnh lý về tai nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa trong thời gian sớm
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan