Chẩn đoán và điều trị tăng áp lực nội sọ não

Bệnh tăng áp lực nội sọ cần được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các biến chứng gây về sau cũng như nguy cơ tử vong cho người bệnh.

1. Chẩn đoán tăng áp lực nội sọ

Người bệnh sẽ được chẩn đoán kỹ càng về tình trạng tăng áp lực nội sọ cũng như nguyên nhân gây ra hội chứng. Các chẩn đoán cụ thể sẽ được thực hiện đối với người có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ bao gồm:

1.1 Chẩn đoán tăng áp lực nội sọ xác định

1.2 Chẩn đoán tăng áp lực nội sọ phân biệt

  • Hôn mê: Hôn mê tăng thẩm thấu, toan xeton, hạ đường máu, hôn mê gan...
  • Nhìn mờ: Các bệnh lý thực thể ở mắt
  • Đau đầu: Các nguyên nhân do thần kinh ngoại biên, rối loạn vận mạch

1.3 Chẩn đoán tăng áp lực nội sọ nguyên nhân

  • Do chấn thương sọ não: người bệnh chụp CT scanner có thể thấy hình ảnh chảy máu não, tổn thương não do đụng dập, vỡ xương sọ.
  • Do chảy máu não: Hình ảnh chảy máu trong nhu mô não, não thất, chảy máu dưới nhện khi chụp CT
  • Do u não: Nhận thấy được hình ảnh, vị trí, kích thước, số lượng khối u não khi chụp cộng hưởng tử hoặc CT
  • Do não úng thủy: chụp CT scanner và MRI cho thấy hình ảnh não thất giãn to
  • Do nhiễm khuẩn thần kinh: Thông qua xét nghiệm dịch não tủy sẽ cho biết protein tăng kèm theo bạch cầu tăng (viêm màng não mủ). viêm màng não, áp xe não, chụp MRI có thể thấy rõ hình ảnh viêm não, áp xe não.

Ngoài ra, chẩn đoán tăng áp lực nội sọ còn thông qua các dấu hiệu khác như tăng CO2 máu, giảm oxy máu, thở máy có sử dụng PEEP, tăng thân nhiệt > 40 độ C, kéo dài liên tục, hạ Natri máu thông qua xét nghiệm điện giải đồ, tình trạng co giật qua xét nghiệm sinh hóa máu có CK máu tăng cao.

Chụp PET/CT
Chẩn đoán tăng áp lực nội sọ bằng CT scanner

2. Điều trị tăng áp lực nội sọ

Điều trị ngoại khoa xử trí tăng áp lực nội sọ được áp dụng trong tình trạng tăng áp do u não, tụ máu não sang chấn, tụ máu và nhũn não rộng ở tiểu não, một số áp xe não tùy vào chỉ định và trường hợp cụ thể của người bệnh.

Điều trị ngoại khoa cần thiết điều trị rối loạn hô hấp, hoặc chuyển hóa, cơn tăng huyết áp duy trì áp lực tưới máu não (60 - 80 mmHg). Kháng sinh trong viêm màng não mủ, áp xe giai đoạn cấp, kháng siêu vi như trong viêm não do herpes simplex. Trong điều trị xử trí tăng áp lực nội sọ người bệnh tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột.

Người bệnh tăng áp lực nội sọ sẽ được điều trị triệu chứng bao gồm:

  • Loại bỏ các yếu tố ngoài sọ như giảm áp lực tĩnh mạch bằng cách cho bệnh nhân nằm ngửa, nâng đầu lên khoảng 10-30 0 để tránh đè ép tĩnh mạch cảnh, tránh kích thích vật vã bằng an thần
  • Điều trị rối loạn hô hấp để chống thiếu oxy, tăng CO2, áp lực thẩm thấu hạ nên hạn chế nước và tránh dùng dung dịch nhược trương thẩm thấu.
  • Chống phù não bằng cách sử dụng Corticoid, thường dùng dexamethasone (Soludecadron ống 4mg) lúc đầu bolus 10 mg, sau 4 mg mỗi 6 giờ. Thông thường dùng 16 - 24mg/ngày hay Synacthen (Tetracosaclide) 1- 2 mg/24 giờ.
  • Điều trị giảm dịch trong não bằng lợi tiểu, tăng thông khí...
Corticoid là gì
Corticoid được dùng trong điều trị tăng áp lực nội sọ

Đối với từng trường hợp tăng áp lực nội sọ ở từng bệnh nhân cụ thể mà phương pháp điều trị sẽ được áp dụng, kết hợp linh hoạt để có hiệu quả điều trị cao nhất.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan