Cầu răng là gì và khi nào sử dụng?

Trong xã hội hiện đại, nhu cầu thẩm mỹ nha khoa đang ngày càng tăng cao đặc biệt là các trường hợp phục hình răng mất. Trong các phương pháp phục hình cầu răng thì làm cầu răng kim loại hoặc cầu răng sứ là phương pháp được lựa chọn khá phổ biến.

1. Cầu răng là gì?

Cầu răng là phương pháp phục hình thay thế một hoặc nhiều răng mất bằng cách dùng những răng bên cạnh làm trụ để tạo cầu nối giữa hai răng bên cạnh vị trí răng mất. Trong các trường hợp người bệnh mất nhiều răng sẽ được thực hiện cấy ghép Implant trước khi tiến hành bắc cầu răng. Điều kiện thực hiện phương pháp làm cầu răng là hai răng bên cạnh răng mất phải đủ chắc khỏe, do đó các trường hợp mất răng số 7 không thể làm cầu răng được vì răng số 8 sẽ không đủ điều kiện làm trụ cầu.

2. Ưu điểm của phương pháp cầu răng:

Một số ưu điểm vượt trội khiến phương pháp phục hình làm cầu răng trở nên phổ biến trong lĩnh vực phục hình nha khoa là:

  • Chi phí thấp: so với các phương pháp phục hình mất răng khác thì cầu răng có giá thực hiện thấp hơn lại vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và cải thiện khả năng nhai hiệu quả
  • Đảm bảo an toàn: chất liệu titan được kiểm định chất lượng nhiều lần sẽ đảm bảo không gây kích ứng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh, lại còn có mức độ tương thích rất cao với mô răng
  • Tính thẩm mỹ đảm bảo: cầu răng có khả năng tạo nên những chiếc răng có nhiều đặc tính tự nhiên như răng thật bao gồm cả màu sắc, hình dáng và kích thước của đạt tính thẩm mỹ
  • Độ chịu lực tốt: người bệnh có thể phục hồi gần như nguyên trạng khả năng ăn nhai và cầu răng cũng có độ cảm biến thức ăn rất tốt
  • Ngoài ra làm cầu răng sứ có thời gian thực hiện nhanh chóng, dễ dàng vệ sinh và có độ bền cao.
Cầu răng là gì
Cầu răng sứ có chi phí thấp và tính thẩm mỹ đảm bảo

3. Chỉ định làm cầu răng khi nào?

Các trường hợp mất răng mà hai răng bên cạnh đủ khả năng chịu lực thì đều có thể chỉ định phục hình bằng phương pháp cầu răng. Chú ý tổng hệ số chịu lực của các răng được khôi phục phải nhỏ hơn tổng hệ số chịu lực của các răng được làm trụ cầu. Ngoài ra một số chống chỉ định cho phương pháp này gồm:

  • Trụ cầu không có khả năng chịu lực được nữa
  • Viêm quanh răng
  • Viêm loét, u niêm mạc miệng
  • Buồng tủy rộng, chóp răng chưa đóng hết
  • Trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành
  • Dị ứng với vật liệu làm cầu răng

4. Phân loại cầu răng:

Trên thị thường hiện nay có nhiều loại cầu răng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người bệnh:

  • Cầu răng truyền thống: cầu răng được thực hiện bằng cách mài 2 răng bên cạnh vị trí mất răng, sau đó gắn mão sứ lên trên làm trụ, giữa các răng trụ sẽ có một răng giả được gọi là nhịp nối thay thế vị trí răng đã mất.
  • Cầu dán: là cầu răng bảo tồn được răng thật một cách tốt nhất. Một chiếc răng giả được gắn 2 cánh kim loại 2 bên răng sẽ cố định vào mặt trong của 2 răng trụ bằng xi măng nha khoa. Tuy nhiên không nên sử dụng nếu bệnh nhân có tình trạng khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo
  • Cầu răng bằng implant: là loại cầu răng thông dụng nhất tại thời điểm này, không gây hại đến các răng bên cạnh răng đã mất và còn giúp tạo khoảng cách thích hợp các răng.

Đối với tình trạng mất răng lâu năm thì cấy ghép implant được xem là giải pháp tối ưu và mang lại hiệu quả dài lâu dài nhất hiện nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan