Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Theo Y học cổ truyền, bệnh tiểu đường thuộc chứng tiêu khát, chính là sự đốt cháy tân dịch bên trong cơ thể qua đường niệu, ra mồ hôi và sốt. Người bệnh có biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và gầy nhanh. Trong số các phương pháp điều trị thì người bệnh có thể tham khảo cách chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp dân gian trong bài viết sau.

1. Nhóm cây thuốc dân gian giúp giảm và ổn định đường huyết

1.1 Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian bằng lá xoài

Lá xoài là 1 loại lá quen thuộc được dùng để chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp dân gian. Lá xoài có tác dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả nhờ khả năng giảm kháng insulin. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với những bệnh nhân mới mắc đái tháo đường tuýp 2.

Cách sử dụng bài thuốc chữa tiểu đường từ lá xoài rất đơn giản. Trước tiên, người bệnh hãy chuẩn bị 3-5 lá xoài, rửa sạch, ngâm trong nước sôi và uống hàng ngày.

1.2 Lá neem chữa bệnh tiểu đường

Lá neem được các quốc gia như Ấn Độ sử dụng để làm hạ đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Nhiều nghiên cứu tại Ấn Độ đã chỉ ra rằng, lá neem có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất ra insulin. Đồng thời, có tác dụng tái tạo các tế bào beta đã bị tổn thương và còn giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn, cải thiện khả năng lưu thông máu và giúp phòng ngừa các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.

Cách sử dụng: Người bệnh lấy khoảng 20 lá neem đun cùng với 1 nửa lít nước cho tới khi lá mềm ra và nước chuyển sang màu xanh đậm. Hãy uống nước lá neem vào buổi sáng sớm khi đói để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Việc sử dụng lá xoài và lá neem để chữa bệnh tiểu đường chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa được nghiên cứu rõ ràng, chưa rõ được sẽ phù hợp với loại tiểu đường nào. Khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý thay thế thuốc tây y điều trị.

1.3 Trái nhàu chữa bệnh tiểu đường

Trái nhàu còn có các tên gọi khác như cây nhàu núi, noni, cây ngao hay cây giấu. Trong Đông Y, trái nhàu được sử dụng để hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều trị đau cơ xương khớp, phong thấp hoặc cao huyết áp kéo dài...Theo nghiên cứu, nước ép của trái nhàu có chứa khoảng 210 chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con người, trong đó phải kể đến như: Vitamin nhóm A - B, beta-carotene, chất chống oxy hóa như vitamin C,vitamin E, kali, canxi, axit linoleic, magie và protein...

Nhờ khả năng thúc đẩy cơ thể sản xuất ra scopoletine và gián tiếp sản xuất ra nitric oxide, trái nhàu giúp người bị tiểu đường tăng hoạt huyết, hạ đường huyết và ngăn chặn các biến chứng cấp/ mạn tính của căn bệnh này. Đặc biệt, các thành phần có trong trái nhàu còn giúp cải thiện độ nhạy của insulin và tình trạng kháng insulin trong cơ thể người bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch cho người bệnh.

Một số cách sử dụng trái nhàu chữa tiểu đường gồm:

  • Cách 1: Uống nước trái nhàu: Lấy quả nhàu còn tươi, đem đun sôi với nước và uống hàng ngày. Trường hợp trái nhàu khô thì người bệnh có thể hãm với nước uống như nước trà hàng ngày.
  • Cách 2: Ngâm rượu: Bổ đôi quả nhàu, đem phơi khô rồi sao vàng. Sau đó ngâm với rượu (tỷ lệ: 1kg nhàu: 3 lít rượu). Sau khoảng 40 ngày thì có thể sử dụng được.

2. Nhóm cây thuốc phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường

2.1 Mạch môn tốt cho tim và thận ở bệnh nhân tiểu đường

Mạch môn là loại thảo dược tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhờ vào khả năng hạ đường huyết hiệu quả. Mạch môn có tác dụng chính là bổ Phế âm, bổ sung tân dịch cho cơ thể, từ đó cải thiện được tình trạng tiểu đường.

2.2 Câu kỷ tử bổ mắt, cải thiện thị lực cho người tiểu đường

Theo Y học cổ truyền, câu kỷ tử có tác dụng bổ can thận, đặc biệt dưỡng Can huyết làm sáng mắt nên trong trường hợp tiểu đường thời gian lâu khiến âm huyết hao tổn thì dùng kỷ tử thích hợp.

Cây kỷ tử lá chắn bảo vệ mắt khỏi biến chứng đái tháo đường bởi vì cây kỷ tử có tính chống oxy hóa mạnh giúp đào thải các chất thải có trong mạch máu của quá trình tăng đường huyết. Nhờ đó, người bệnh đái tháo đường được bảo vệ mạch máu trong đáy mắt, phòng ngừa giảm thị lực. Ngoài ra, cây kỷ tử ngăn cản quá trình chuyển glucose thành sorbitol, là tác nhân gây đục thủy tinh thể.

Một số cách chữa tiểu đường bằng Câu kỷ tử::

  • Cách 1: Lấy khoảng 600g Cẩu kỷ tử, giã nhỏ và ngâm với khoảng 2 lít rượu 35 độ trong 2 tuần. Người bị tiểu đường mỗi ngày uống khoảng 1 - 2 chén nhỏ rượu ngâm câu kỷ tử để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Cách 2: Lấy khoảng 6-12g kỷ tử sắc đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 lần để giúp hạ đường huyết.

2.3 Hoài sơn giảm biến chứng thần kinh tiểu đường

Hoài sơn còn có tên dân gian là củ mài. Đây là thảo dược được biết đến với tác dụng giúp cải thiện biến chứng thần kinh tiểu đường thông qua cơ chế tăng cường yếu tố tăng trưởng thần kinh. Bệnh nhân sẽ giảm được các tình trạng nóng rát, tê bì chân tay, rối loạn cương, ngứa da,...

Tác dụng trên biến chứng thần kinh của Hoài sơn còn được gia cố khi kết hợp với hoạt chất Alpha lipoic acid - là một chất chống oxy hóa mạnh, thấm tốt vào mô thần kinh và cũng cải thiện rất hiệu quả các tình trạng tê bì, nóng rát... Người bệnh có thể tìm kiếm sự kết hợp của Alpha lipoic acid cùng các thảo dược như Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn, Nhàu trong sản phẩm hỗ trợ để ổn định đường huyết và đặc biệt là phòng ngừa, cải thiện biến chứng tiểu đường hiệu quả nhất.

Có thể thấy, cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian không chỉ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tự nhiên an toàn, không gây hạ đường huyết quá mức, không có tác dụng phụ, không hại gan thận mà còn khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể kết hợp cùng với tây y, giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan