Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phổ biến với bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Hải - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ Hải đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt trong lĩnh vực cắt lớp vi tính đa dãy, cộng hưởng từ.

Phì đại tuyến tiền liệt hay tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến khi nam giới già đi với triệu chứng điển hình là bí tiểu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiễm trùng tiết niệu, tổn thương bàng quang, thận hoặc gây chứng tiểu tiện không tự chủ.

1. Phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (tên tiếng Anh là Benign prostatic hyperplasia và viết tắt là BPH) là tình trạng phì đại của tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là tuyến có kích thước bằng quả óc chó trong cấu thành một phần của hệ thống sinh sản ở nam giới. Trong quá trình xuất tinh, tuyến tiền liệt tiết ra chất lỏng vào niệu đạo, đây là một ống nhỏ chạy qua trung tâm tuyến tiền liệt. Khi nam giới đi tiểu, bàng quang sẽ co bóp lại để tống nước tiểu qua niệu đạo.

Khi nam giới già đi, tuyến tiền liệt có thể to ra, gây chèn ép vào niệu đạo vì tiền liệt tuyến bao quanh niệu đạo ngay tại lối ra của bàng quang. Điều này sẽ có thể gây ra tình trạng bệnh lý rối loạn tiểu tiện do tắc nghẽn đường niệu dưới: như khó khăn khi đi tiểu, làm dòng chảy chậm lại, tăng tần suất, đi tiểu gấp, làm trống bàng quang không hoàn toàn và chảy không liên tục hoặc rò rỉ nước tiểu.

Phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt có thể to ra, chèn ép vào niệu đạo

2. Triệu chứng, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

2.1. Triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở những người bị phì đại tuyến tiền liệt khác nhau, nhưng các triệu chứng có xu hướng xấu dần theo thời gian. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của phì đại tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm
  • Khó bắt đầu đi tiểu
  • Dòng nước tiểu yếu hoặc dòng nước tiểu ngắt quãng
  • Không có khả năng làm trống hoàn toàn bàng quang

Các dấu hiệu và triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:

bí tiểu
Bí tiểu là triệu chứng phổ biến của bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Kích thước của tuyến tiền liệt không phản ánh chính xác mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Một số nam giới chỉ có tuyến tiền liệt tăng nhẹ thể tích so với bình thường nhưng lại có thể có các triệu chứng nghiêm trọng đáng kể, trong khi những người đàn ông khác có tuyến tiền liệt rất to nhưng chỉ có vài các triệu chứng nhẹ về đường tiết niệu. Ở một số nam giới, các triệu chứng cuối cùng ổn định và thậm chí có thể cải thiện theo thời gian.

Các bệnh lý dưới đây có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như các triệu chứng gây ra bởi phì đại tuyến tiền liệt bao gồm:

3. Khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiết niệu, hãy đi khám tại các cơ sở uy tín càng sớm càng tốt. Ngay cả khi bạn không thấy các triệu chứng tiết niệu khó chịu, nhưng điều quan trọng là phải xác định hoặc loại trừ bất kỳ nguyên nhân tiềm ẩn nào. Nếu không được điều trị, các vấn đề tiết niệu có thể dẫn đến tắc nghẽn đường tiết niệu. Nếu không thể đi tiểu (bí tiểu), bạn cần đến cơ sở Y tế ngay lập tức.

Khám bệnh
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

4. Nguyên nhân của của phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm bên dưới bàng quang của bạn. Ống vận chuyển nước tiểu từ bàng quang ra khỏi dương vật (niệu đạo) đi qua trung tâm của tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại thì nó bắt đầu chặn dòng nước tiểu.

Hầu hết nam giới có tuyến tiền liệt sẽ tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời. Ở nhiều nam giới, sự tăng trưởng liên tục này làm phì đại tuyến tiền liệt đủ để gây ra các triệu chứng tiết niệu hoặc làm tắc nghẽn đáng kể lưu lượng nước tiểu.

Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa hiểu được nguyên nhân nào khiến cho tuyến tiền liệt bị phì đại. Tuy nhiên, nó có thể là do sự mất cân bằng hay thay đổi cân bằng của hormone giới tính khi nam giới già đi.

5. Yếu tố nguy cơ của phì đại tuyến tiền liệt

Các yếu tố nguy cơ cho việc tuyến tiền liệt tăng kích thước bao gồm:

  • Lão hóa: Phì đại tuyến tiền liệt hiếm khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng ở nam giới dưới 40 tuổi. Khoảng một phần ba nam giới có các triệu chứng từ trung bình đến nặng ở tuổi 60 và khoảng một nửa có các triệu chứng như vậy ở tuổi 80.
  • Tiền sử gia đình: Có người thân trực hệ, chẳng hạn như cha hoặc anh trai có vấn đề về tuyến tiền liệt thì có nghĩa là bạn có nhiều khả năng cũng gặp vấn đề này.
  • Bệnh tiểu đườngbệnh tim mạch: Các nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và sử dụng thuốc chẹn beta có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
  • Lối sống: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, trong khi tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ này.
Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt

6. Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phổ biến với bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính

Chẩn đoán sớm bệnh phì đại tuyến tiền liệt đóng vai trò rất quan trọng, vì nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương bàng quang hoặc thận, sỏi bàng quang và tiểu tiện không tự chủ. Ngoài ra, phân biệt phì đại tuyến tiền liệt với các bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư tuyến tiền liệt cũng rất quan trọng.

Các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán được chỉ định khác nhau tùy theo từng người bệnh, sau đây là các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán phổ biến nhất:

  • Điền vào bảng câu hỏi: Bác sĩ quan tâm nhất đến mức độ nghiêm trọng và loại triệu chứng mà bạn có, và mức độ của các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào. Do đó, bác sĩ sẽ đưa cho bạn một bảng câu hỏi đơn giản để bạn trả lời về các triệu chứng hiện tại mà bạn đang gặp phải.
  • Đánh giá dòng nước tiểu: Trong xét nghiệm này, bệnh nhân đi tiểu để làm trống bàng quang và đo lưu lượng nước tiểu đã đi. Một thiết bị đặc biệt có thể giúp các bác sĩ phát hiện giảm lưu lượng nước tiểu liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt.
  • Khám trực tràng bằng ngón tay (Digital Rectal Examination (DRE)): Bác sĩ sẽ đeo găng tay và đưa một ngón tay vào trực tràng (nằm cạnh tuyến tiền liệt) và sờ để cảm nhận mặt sau của tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt đôi khi có thể được phát hiện, khi bác sĩ sờ được cục u hoặc vết sưng ở bề mặt tuyến tiền liệt khi thực hiện nghiệm pháp này.
  • Xét nghiệm máu kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA): Nồng độ PSA trong máu tăng cao đôi khi có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
  • Nội soi bàng quang: Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng với một chiếc máy ảnh nhỏ ở đầu đi vào niệu đạo ở đầu dương vật và tiến tới bàng quang. Camera cho phép bác sĩ kiểm tra bên trong tuyến tiền liệt, niệu đạo và bàng quang.
Nội soi bàng quang
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính được chẩn đoán bằng phương pháp nội soi bàng quang
  • Siêu âm qua trực tràng (Transrectal ultrasound) và sinh thiết tuyến tiền liệt: Có hai lý do chính để bác sĩ chỉ định hai kỹ thuật này: (1) Nếu có nghi ngờ về ung thư tuyến tiền liệt, kỹ thuật này có thể được khuyến nghị. Bác sĩ sử dụng đầu dò siêu âm để thu được hình ảnh của tuyến tiền liệt và hướng dẫn kim sinh thiết đưa vào tuyến tiền liệt để lấy các mô nhỏ và sau đó, các mô này sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi. (2) Bác sĩ có thể muốn biết kích thước chính xác của tuyến tiền liệt để lên kế hoạch phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt. Trong trường hợp này, chỉ có siêu âm qua trực tràng sẽ được thực hiện nhưng sẽ không có sinh thiết.
  • Siêu âm qua bụng (Transabdominal ultrasound): Kỹ thuật siêu âm tiền liệt tuyến này có thể được thực hiện để đo kích thước của tuyến tiền liệt và lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu.
  • Chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt (MRI): MRI cung cấp toàn bộ hình ảnh của tuyến tiền liệt với độ tương phản mô mềm sắc nét.

Các bệnh nhân khi nghi ngờ bị phì đại tiền liệt tuyến có thể tới các bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên, hoặc các bệnh viện, phòng khám tư nhân có chuyên khoa Thận - Tiết niệu để thăm khám và điều trị.Có rất nhiều bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân có thể khám và điều trị căn bệnh này, thế nhưng có không ít bệnh nhân vẫn băn khoăn, không biết khám tuyến tiền liệt ở bệnh viện nào là tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: radiologyinfo.org, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: