Siêu âm, MRI, PET/CT và sinh thiết trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Lê Hồng Minh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý ác tính có tỷ suất tử vong cao. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe, xét nghiệm máu PSA hoặc kiểm tra kỹ thuật số trực tràng, siêu âm, sinh thiết, MRI hoặc Mp-MRI. Các lựa chọn điều trị Ung thư tuyến tiền liệt bao gồm phẫu thuật, xạ trị, trị liệu toàn thân và theo dõi tích cực.

1. Những thông tin cơ bản về Ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm phía trước trực tràng, phía trên gốc dương vật và bên dưới bàng quang, bao quanh phần đầu tiên của niệu đạo. Tuyến tiền liệt tạo ra chất lỏng màu trắng đục được gọi là tinh dịch. Tinh dịch mang tinh trùng ra ngoài cơ thể khi nam giới xuất tinh.

Ung thư tuyến tiền liệt phổ biến ở nam giới trong độ tuổi 50-64. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở nam giới dưới 50 tuổi. Việc sàng lọc kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA) đã đóng góp rất lớn trong việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: Tuổi, chủng tộc, béo phì, tiền sử gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt, chế độ ăn nhiều chất béo từ thịt đỏ, tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm và ít khi xuất hiện triệu chứng nhất là ở giai đoạn đầu. Một số loại có thể mạnh và lây lan nhanh chóng. Nó thường không có triệu chứng cho đến khi phát triển. Các triệu chứng ở giai đoạn này bao gồm: Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch, đau lưng dưới, vùng chậu hoặc hông, gặp khó khăn khi đi tiểu, rối loạn cương dương.

Kiểm tra định kỳ bằng xét nghiệm máu PSA hoặc khám kỹ thuật số trực tràng là những phương thức để phát hiện ra ung thư tuyến tiền liệt.


Xét nghiệm máu PSA định kỳ để kiểm tra nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm máu PSA định kỳ để kiểm tra nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

2. Chẩn đoán và đánh giá ung thư tuyến tiền liệt

Để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ tìm hiểu thông tin về về tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh nhân. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện. Do ung thư tuyến tiền liệt thường không có biểu hiện gì, nên việc thường xuyên sàng lọc kiểm tra hết sức quan trọng để phát hiện sớm tình trạng bệnh. Việc sàng lọc có thể bao gồm một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt (PSA): Cơ chế của xét nghiệm này là phân tích mẫu máu để tìm mức PSA, một loại protein mà tuyến tiền liệt tạo ra. Mức PSA cao hơn bình thường thì có thể cho thấy đang có nguy cơ bị ung thư.

Kiểm tra kỹ thuật số trực tràng (DRE): Xét nghiệm này nhằm kiểm tra trực tràng dưới và tuyến tiền liệt để kiểm tra các bất thường về kích thước, hình dạng hoặc kết cấu. Thuật ngữ "kỹ thuật số" tức là bác sĩ sử dụng ngón tay có đeo găng, bôi trơn để tiến hành kiểm tra.

Nếu kết có bất cứ bất thường nào được phát hiện qua quá trình sàng lọc, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm hình ảnh sau:

Siêu âm tuyến tiền liệt: Còn được gọi là siêu âm qua trực tràng, việc siêu âm này cung cấp hình ảnh của tuyến tiền liệt và các mô xung quanh. Quá trình siêu âm được thực hiện bằng cách chèn một đầu dò siêu âm vào trực tràng. Đầu dò gửi và nhận sóng âm thanh qua thành trực tràng vào tuyến tiền liệt nằm phía trước trực tràng. Bác sĩ cũng có thể sử dụng siêu âm để điều hướng kim lấy mẫu sinh thiết.


Siêu âm đầu dò qua trực tràng để kiểm tra sàng lọc nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt
Siêu âm đầu dò qua trực tràng để kiểm tra sàng lọc nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt

MRI tuyến tiền liệt: MRI là cách sử dụng một từ trường mạnh, các xung tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan, mô mềm, xương và hầu như tất cả các cấu trúc bên trong cơ thể. Bác sĩ có thể kiểm tra hình ảnh trên màn hình máy tính, truyền và in hoặc sao chép hình ảnh vào đĩa CD. MRI không sử dụng bức xạ (tia x) và MRI còn dùng để xác định xem ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc xương gần đó hay chưa.

Mp-MRI tuyến tiền liệt: MRI đa đối xứng là một xét nghiệm hình ảnh tiên tiến mới. Nó là sự kết hợp ba kỹ thuật MRI để cung cấp thông tin về cấu trúc và chức năng của tuyến tiền liệt.

Sinh thiết: Thủ tục này được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ mô bằng kim từ một số khu vực trong tuyến tiền liệt.

Siêu âm MR hoặc Mp-MRI có thể dùng để điều hướng kim trong quá trình lấy sinh thiết.

Xạ hình xương: Bác sĩ có thể thực hiện xạ hình xương để xác định xem ung thư đã di căn đến xương hay chưa. Khi xạ hình xương, bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào máu. Khi máy đo bức xạ đi qua khu vực được kiểm tra. Nó sẽ phát ra bức xạ dưới dạng tia gamma và máy ảnh gamma sẽ ghi lại hình ảnh đó. Sau đó, thông tin này được chuyển đến máy tính và tạo ra hình ảnh về xương của bệnh nhân.


Chụp xạ hình xương để xác định xem ung thư đã di căn đến xương hay chưa
Chụp xạ hình xương để xác định xem ung thư đã di căn đến xương hay chưa

PET/CT: Phương pháp quét PET/CT dùng để xem liệu ung thư tuyến tiền liệt có trở lại (tái phát) hay không. Giống như xạ hình xương, PET/CT đưa một máy đo phóng xạ vào mạch máu. Cảm biến phóng xạ gắn vào các protein trên bề mặt của tế bào ung thư tuyến tiền liệt hoặc được tế bào ung thư tiếp nhận để trao đổi chất.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: radiologyinfo.org, slideshare.net

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe