Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong.
1. Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai có thể gây ra biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị đầy đủ và kịp thời.
Trong năm 2018, đã có 115.045 báo cáo chẩn đoán mới về bệnh giang mai (tất cả các giai đoạn), so với 38.739 số lượng bệnh nhân chẩn đoán nhiễm HIV mới trong năm 2017 và 583.405 trường hợp mắc bệnh lậu năm 2018. Trong số các trường hợp mắc bệnh giang mai, 35.063 trường hợp ở giai đoạn nguyên phát và thứ phát (P & S), giai đoạn sớm nhất và dễ lây truyền nhất của bệnh giang mai. Năm 2018, phần lớn các trường hợp giang mai P & S xảy ra ở những người đồng tính nam, những người đàn ông khác có quan hệ tình dục với đồng tính (MSM). Năm 2018, MSM chiếm 77,6% trong tất cả các trường hợp bị giang mai P & S. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ giang mai P & S đang gia tăng trong nhóm MSM ở nam giới và cả nữ giới.
Bệnh giang mai bẩm sinh (bệnh giang mai truyền từ phụ nữ mang thai sang thai nhi) tiếp tục là mối lo ngại ở Hoa Kỳ. Trong năm 2018, đã báo cáo 1.303 trường hợp mắc bệnh giang mai bẩm sinh, so với 73 trường hợp nhiễm HIV chu sinh trong năm 2017.
2. Các vị trí “ưa thích” của vi khuẩn giang mai
Vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người lành qua quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Bên cạnh đó, bệnh có thể lây lan qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bệnh, các vết xước, vết lở loét... Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua máu, chẳng hạn như sử dụng kim tiêm không được vô khuẩn, lây từ mẹ sang con.
Tình trạng tổn thương do khuẩn giang mai gây ra thường chỉ có một và xuất hiện ngay tại nơi mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thường vi khuẩn sẽ xâm nhập thông qua các vết loét ở bộ phận sinh dục ( >90%), hậu môn... bên cạnh đó, vi khuẩn giang mai còn có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như ở môi, lưỡi, miệng (do quan hệ sinh dục bằng miệng), ngón tay, lưng, trán, vú...
3. Dấu hiệu bệnh giang mai
Dấu hiệu của bệnh giang mai thường giống với các triệu chứng của nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh giang mai thường biểu hiện rõ ràng khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nhất định trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí là vài năm.
Một số dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân bị giang mai, bao gồm:
- Xuất hiện vết loét không đau
- Sốt
- Rụng tóc
- Đau cơ
- Cảm giác chán ăn
- Đau họng
- Sưng họng
- Sa sút trí tuệ
- Giảm trí nhớ
- Giảm khả năng vận động và phối hợp cử động
- Khó nói
- Co giật, run
- Thị lực bị ảnh hưởng
- Mù
- Suy giảm thính lực
Bệnh giang mai có thể xâm chiếm cả hệ thống thần kinh ở bất kỳ giai đoạn nhiễm trùng nào và gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm đau đầu, thay đổi hành vi, khó phối hợp các cử động cơ, tê liệt, thiếu hụt cảm giác và mất trí nhớ. Quá trình này được gọi là giang mai thần kinh.
Giống như giang mai thần kinh, bệnh giang mai thị giác có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nhiễm trùng nào. Bệnh giang mai thị giác có thể liên quan đến hầu hết mọi cấu trúc mắt, nhưng chủ yếu là tình trạng viêm màng bồ đào sau. Các triệu chứng bao gồm thay đổi thị lực, giảm thị lực và mù vĩnh viễn.
4. Phòng ngừa bệnh giang mai
Sử dụng bao cao su đúng cách có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, cách an toàn nhất để tránh lây truyền các bệnh qua đường tình dục, bao gồm bệnh giang mai là tránh tiếp xúc quan hệ tình dục khi chưa rõ về tình trạng sức khỏe của bạn tình.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Vinmec dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.
Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh xã hội, khách hàng sẽ được: Khám chuyên khoa Da liễu; Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidium test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi...
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: Webmd.com; Cdc.gov
XEM THÊM:
- Bệnh giang mai: Nguyên nhân, đường lây, dấu hiệu nhận biết
- Giang mai có thể lây từ mẹ sang con qua nhau thai
- Bệnh giang mai điều trị như thế nào?