Các rối loạn thăng bằng thường gặp

Rối loạn thăng bằng thường gây nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh cần nhận biết rõ được loại bệnh, nguyên nhân gây rối loạn để được điều trị hiệu quả.

1.Rối loạn thăng bằng là gì?

Rối loạn thăng bằng là hiện tượng quá trình xử lý thông tin từ não bộ đến các cơ quan có chức năng giữ thăng bằng bị gián đoạn. Từ đó làm người bệnh đi đứng loạng choạng, cảm giác như say rượu, không cảm nhận được phương hướng gây té ngã.

XEM THÊM: Vì sao bạn sợ độ cao, còn người khác thì không?

2. Các rối loạn thăng bằng thường gặp

2.1. Chóng mặt

Chóng mặt là hiện tượng mắt nhìn thấy không gian bị quay cuồng, đảo lộn. Điều này có thể gây mất thăng bằng hoặc đau bụng. Chóng mặt thường gây ra bởi các bệnh lý tai trong và bệnh về não.

Chóng mặt
Chóng mặt gây ra tình trạng mất thăng bằng

2.2. Chóng mặt tư thế lành tính (BPPV)

Các tinh thể nhỏ rơi vào ốc tai, cơ quan giữ thăng bằng cho cơ thể, gây rối loạn não bộ khi xoay người hoặc đứng, dẫn đến buồn nôn, đảo mắt qua lại không kiểm soát được. Chóng mặt tư thế lành tính có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút và thường tự biến mất. Điều trị có thể thực hiện được bằng cách lấy tinh thể ra khỏi ống tai.

XEM THÊM: Thường xuyên hoa mắt chóng mặt và đứng mất thăng bằng dấu hiệu bệnh gì?

2.3. Labyrinthitis

Virus cảm lạnh hoặc cúm, vi khuẩn vào ống bán khuyên, làm xuất hiện tình trạng viêm, ống bán khuyên phình lên gây chóng mặt và rối loạn não bộ. Ngoài ra, nó còn còn có thể gây sốt, nôn, giảm thính lực và ù tai. Bệnh thường tự khỏi mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp hiếm hoi, cần sử dụng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn.

2.4. Viêm dây thần kinh tiền đình

Viêm dây thần kinh tiền đình xảy ra khi bị virus xâm nhập, làm gián đoạn kết nối giữa tai trong và não bộ. Điều này có thể gây chóng mặt, loạng choạng và đau bụng, nhưng thường không gây mất thính giác hoặc ù tai.

Triệu chứng viêm thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí là một tháng hoặc lâu hơn. Bệnh thường tự khỏi, nhưng bạn cần nghỉ ngơi tại giường khi triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ.

Viêm dây thần kinh tiền đình
Viêm dây thần kinh tiền đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

2.5. Bệnh Meniere

Bệnh Meniere thường gây chóng mặt nghiêm trọng kéo dài từ 20 phút đến vài giờ, có thể kèm theo buồn nôn và nôn. Ngoài ra, nó còn có thể gây ù tai, giảm thính lực và cảm giác có áp lực trong tai. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và các bài tập thăng bằng.

2.6. Thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc điều trị huyết ápthuốc kháng viêm có thể gây chóng mặt. Nếu xuất hiện chóng mặt hoặc bất kỳ tác dụng phụ khác, bạn nên dừng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị hiệu quả.

2.7. Lỗ rò Perilymph (PLF)

Chấn thương đầu mạnh có thể làm rách lỗ ngăn cách tai giữa với tai trong gây mất thăng bằng. Từ đó gây ù tai, đầy tai hoặc nhạy cảm với tiếng ồn lớn. Những thay đổi về áp suất không khí như ở trên máy bay, có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn. Nghỉ ngơi tại giường 1 - 2 tuần có thể giúp lỗ thủng nhanh lành lại. Nếu lỗ không liền sau 6 tháng, giải pháp phẫu thuật có thể được đưa ra.

2.8. Chứng đau nửa đầu tiền đình

Đau nửa đầu có thể dẫn đến viêm dây thần kinh tiền đình gây chóng mặt cho người bệnh. Ngoài chóng mặt, bạn còn có thể bị đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, ù tai, đau đầu. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, ngủ và các thói quen khác.

Chứng đau nửa đầu tiền đình
Chứng đau nửa đầu tiền đình gây chóng mặt và mất thăng bằng ở người bệnh

2.9. Chấn thương đầu

Chấn thương đầu có thể gây tổn thương tai trong gây chóng mặt, rò lỗ quanh tai, giảm tầm nhìn. Nó cũng có thể gây tổn thương đến các phần của não bộ giúp kiểm soát chuyển động. Biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

2.10. Say tàu xe

Chóng mặt cũng có thể xảy ra khi ngồi trên thuyền, tô tô, tàu hỏa hoặc máy bay. Khi bạn xuống xe, triệu chứng thường biến mất theo. Trong trường hợp phải ngồi xe lâu, bạn nên uống thuốc chống say để hạn chế nguy cơ nôn và chóng mặt kết hợp:

  • Tập trung nhìn cảnh vật ở xa
  • Giữ yên đầu
  • Tránh mùi mạnh, thức ăn nhiều dầu mỡ, caffeine và rượu.
  • Ăn nhẹ (bánh quy giòn và nước).

2.11. Hội chứng Mal de Debarquement

Hội chứng Mal de Debarquement thường xảy ra sau chuyến đi biển kéo dài. Khi người bệnh đã xuống đất liền, nhưng vẫn tồn tại cảm giác lắc lư, nhấp nhô như đi trên biển. Bệnh có thể do não bộ không điều chỉnh lại được chuyển động khi chuyến đi đã kết thúc. Tuy nhiên, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi, một số ít trường hợp kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều năm cần kiểm soát bằng thuốc, phục hồi chức năng tiền đình và các hoạt động thể chất.

2.12. Các vấn đề về thần kinh

Các bệnh như đa xơ cứng, bệnh Parkinson và thoái hóa đốt sống cổ có thể gây tổn thương hệ thần kinh, gây mất thăng bằng. Các chứng bệnh này có thể được kiểm soát tốt bằng các biện pháp vật lý trị liệu

2.13. Hội chứng Ramsay Hunt

Hội chứng Ramsay Hunt thường liên quan đến bệnh zona, ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt. Bệnh thường gây phát ban với mụn nước chứa đầy chất lỏng quanh một bên tai. Lâu dần có thể làm yếu mặt, khó cử động cùng một bên mặt, mất thính giác, ù tai và chóng mặt. Bạn nên đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng này. Điều trị nhanh chóng bằng thuốc kháng virus có thể giúp giảm đau và hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng.

Hội chứng Ramsay Hunt
Hội chứng Ramsay Hunt

3. Khi nào cần trợ giúp khẩn cấp

Mất thăng bằng đột ngột có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng như cục máu đông hoặc vỡ mạch máu do đột quỵ, chứng phình động mạch hoặc tắc mạch. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn hoặc người thân:

  • Không cử động được hoặc liệt cánh tay, liệt mặt
  • Không nhìn thấy ở một hoặc cả hai mắt
  • Nói chuyện ngập ngừng, nói ngọng, không ra lời
  • Đau đầu đột ngột

Các rối loạn thăng bằng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân gây ra và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì thế, khi các rối loạn thăng bằng trên xảy ra với tần suất lớn và khó kiểm soát thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa Thần kinh để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Thần kinh. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan