Các kháng thể thường gặp trong kết quả xét nghiệm bệnh tự miễn

Mỗi bệnh lý tự miễn sẽ đặc trưng với những triệu chứng cơ năng và các tự kháng thể khác nhau. Hiểu biết về các kháng thể thường gặp trong kết quả xét nghiệm bệnh tự miễn nhằm giúp người bệnh sớm được chẩn đoán cũng như có thông tin rõ ràng hơn về bệnh lý của chính bản thân.

1. Tự kháng thể là gì?

Tự kháng thể là các kháng thể với bản chất là các protein miễn dịch có mục tiêu đánh nhắm nhầm lẫn và gây phản ứng với các mô hoặc cơ quan của chính cơ thể. Một hoặc nhiều tự kháng thể có thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của một người khi chúng không phân biệt được tác nhân là kháng nguyên bên ngoài tấn công vào hay chính mô trong cơ thể.

Thông thường hệ thống miễn dịch có thể phân biệt giữa các chất lạ, hay còn gọi là kháng nguyên, và các tế bào của cơ thể. Đây chính là hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài do các tác nhân gây bệnh như vi sinh vật. Hệ miễn dịch chỉ phản ứng tạo ra kháng thể khi nhận thấy rằng cơ thể đã bị phơi nhiễm với tác nhân chẳng hạn như vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch không còn nhận ra một hoặc nhiều thành phần bình thường của cơ thể, chúng có thể tạo ra các tự kháng thể và phản ứng, gây tổn thương, mất chức năng các mô, cơ quan. Đây chính là cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý tự miễn dịch.

Vi sinh vật
Vi sinh vật là tác nhân gây bệnh khiến hệ miễn dịch suy giảm

2. Vì sao hình thành các tự kháng thể?

Nguyên nhân của việc hình thành các tự miễn dịch rất đa dạng và không được hiểu rõ với rất nhiều giả thiết đã được đặt ra.

Mặc dù vẫn chưa chứng minh được mối liên kết trực tiếp, một số nhận định cho rằng nhiều trường hợp cơ thể sản xuất tự kháng thể là do khuynh hướng di truyền trong mối tương tác với các tác nhân môi trường từ môi trường sống, chẳng hạn như viêm nhiễm virus, vi trùng hoặc tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất độc hại.

Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng thể hiện vai trò trọng tâm khi không ít bệnh lý cho thấy khả năng mắc phải khá cao trong một số gia đình, chủng tộc nhất định. Tuy nhiên, một số tình huống cũng cho thấy thậm chí từng thành viên cùng gia đình vẫn có thể có các rối loạn tự miễn khác nhau. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu lâm sàng còn tin rằng có mối liên hệ giữa việc hình thành các tự kháng thể và thành phần nội tiết tố. Thực tế là các bệnh tự miễn được ghi nhận một tỷ lệ mắc phải nổi bật ở nữ giới hơn nam giới, đồng thời các đợt cấp bùng phát chủ yếu là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

3. Các tự kháng thể gây tác động như thế nào?

Mỗi loại bệnh tự miễn xảy ra và mức độ tổn thương đối với các mô và cơ quan là phụ thuộc vào mục tiêu nhắm đích bởi các tự kháng thể.

Trong đó, các rối loạn gây ra bởi một loại tự kháng thể thường chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến một cơ quan duy nhất. Ví dụ như tuyến giáp trong bệnh Graves hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto, những người mắc các rối loạn này thường có các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến cơ quan đó.

Tuy nhiên, một số tự kháng thể khác lại có thể gây ảnh hưởng trên các hệ thống cơ quan toàn thân, bệnh trở nên khó chẩn đoán hơn nhiều. Các dấu hiệu và triệu chứng mà chúng gây ra tương đối không đặc hiệu, đa dạng và có thể rất khác biệt nhau ở từng cá nhân, thường gặp là đau khớp kiểu viêm khớp, mệt mỏi, sốt, phát ban, cảm giác cảm lạnh hoặc dị ứng, sụt cân và yếu cơ. Một số người có thể bị viêm mạch máu hoặc thiếu máu. Trong quá trình diễn tiến của bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng này sẽ thay đổi theo thời gian, giảm dần, đôi khi biến mất hoàn toàn nhưng sau đó có thể đột ngột bùng lên bất ngờ, nhất là khi có các yếu tố thúc đẩy. Chính vì thế, đôi khi việc xác định các bệnh lý tự miễn rất khó khăn, gây chậm trễ trong điều trị và làm giảm sút tiên lượng bệnh về lâu dài.

triệu chứng cảm lạnh
Các tự kháng thể tập trung làm ảnh hưởng ở tại 1 bộ phận

4. Các kháng thể thường gặp trong kết quả xét nghiệm bệnh tự miễn

Chính vì những khó khăn do đặc điểm sinh bệnh học, khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ mắc phải bệnh lý tự miễn, việc xét nghiệm bệnh tự miễn là vô cùng cần thiết trong quá trình tích cực đưa ra chẩn đoán.

Cùng với các xét nghiệm cận lâm sàng thông thường như xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp và cả sinh thiết mô bệnh học, xét nghiệm tự kháng thể chỉ có giá trị hiệu quả khi lựa chọn chỉ định đặc hiệu đối với bệnh lý đang nghi ngờ. Để được như vậy, một bác sĩ lâm sàng, nhất là bác sĩ chuyên khoa miễn dịch học, cần nắm rõ các kháng thể thường gặp trong kết quả xét nghiệm bệnh tự miễn.

Một trong những xét nghiệm phát hiện và định lượng tự kháng thể thường được yêu cầu nhiều nhất là xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA). ANA có thể dương tính trong một loạt các bệnh tự miễn thường gặp, bao gồm lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp và viêm gan tự miễn. Khi một bệnh nhân có ANA dương tính, các xét nghiệm tự kháng thể khác sẽ lần lượt tiếp tục được sử dụng để giúp chẩn đoán.

Sau đây là các tự kháng thể gây tác động đến nhiều mô và cơ quan trong cơ thể:

  • Kháng thể kháng nhân (ANA)
  • Kháng thể kháng chuỗi đôi (anti-dsDNA)
  • Antineutrophil Cytoplasmic (ANCA)
  • Anticentromere Antibodies (ACA)
  • Antihistone Antibodies
  • Cyclic Citrullinated Peptide Antibodies (CCP)
  • Kháng thể kháng nguyên hạt nhân có thể chiết xuất (ví dụ: chống SS-A (Ro) và chống SS-B (La), chống RNP, chống Jo-1, chống Sm, Scl-70)
  • Yếu tố thấp khớp (RF).

Sau đây là các tự kháng thể gây tác động đặc hiệu cho cơ quan:

Hệ thống đông máu:

  • Kháng thể Cardiolipin
  • Kháng thể Beta-2 Glycoprotein 1
  • Kháng thể kháng phospholipid (APA)
  • Yếu tố chống đông máu Lupus (LA).

Hệ thống nội tiết và chuyển hóa:

  • Tự kháng thể đái tháo đường trong bệnh đái tháo đường ở trẻ em
  • Tự kháng thể tuyến giáp (ví dụ: kháng thể thụ thể kháng TPO, TSH).

Đường tiêu hóa:

  • Anti-Tissue Transglutaminase (chống tTG) và kháng thể chống Gliadin (AGA)
  • Kháng thể yếu tố nội tại
  • Kháng thể tế bào Parietal.

Gan:

  • Kháng thể cơ trơn (SMA) và Kháng thể F-actin
  • Kháng thể kháng vi trùng (AMA) và AMA M2
  • Kháng thể microsome thận loại 1 (chống LKM-1).

Thận:

  • Màng lọc chống cầu thận (GBM).

Cơ vân:

  • Acetylcholine Receptor (AChR).

Cuối cùng, các kết quả của một xét nghiệm tự kháng thể phải được nhận định một cách cẩn thận và trong bối cảnh khách quan tùy vào tình trạng người bệnh. Điều này là do không phải tất cả người mắc bệnh tự miễn đều sẽ có sự hiện diện của tự kháng thể trong máu và phát hiện được. Tương tự vậy, có một tỷ lệ nhỏ trong cộng đồng người bình thường xét nghiệm có tự kháng thể dù hoàn toàn không có triệu chứng gì. Vậy nên, khi bác sĩ sẽ xem xét kết quả và kết luận trả lời cho người bệnh, cần kết hợp với tiền sử cá nhân và y tế, các yếu tố môi trường cùng các dấu hiệu và triệu chứng trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng nhằm lên kế hoạch điều trị về lâu dài.

Xét nghiệm tự kháng thể nhằm phát hiện và định lượng nồng độ lưu hành trong máu là một trong những yếu tố thành lập chẩn đoán bệnh tự miễn. Dựa trên các thông tin này, người bệnh nên được thăm khám sớm khi có các dấu hiệu nghi ngờ, thực hiện các xét nghiệm tự kháng thể và từ đó được tích cực can thiệp đúng cách từ đầu, hạn chế các tổn thương, mất chức năng cơ quan do các tự kháng thể gây ra.

Nguồn tham khảo: emedicine.medscape.com, labtestsonline.org, ncbi.nlm.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: