Biến chứng của dị vật đường thở và cách xử trí

Dị vật đường thở là một tình trạng cấp cứu cần được chẩn đoán sớm để có phương pháp xử trí đúng và kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm cũng như ngăn ngừa tử vong do dị vật bít lấp đường thở dẫn đến ngạt thở cấp.

1. Nguyên nhân dẫn đến dị vật đường thở là gì?

Dị vật đường thở là thuật ngữ dùng để chỉ những vật bị mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phân thùy. Do đó, dị vật đường thở là một tình trạng cấp cứu cần được chẩn đoán sớm để xử trí nhanh chóng và đúng phương pháp nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm, nặng hơn người bệnh có thể tử vong nhanh chóng.

Thông thường, tình trạng dị vật đường thở gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn, bởi trẻ em thường có thói quen đưa các đồ vật vào miệng. Dị vật đường thở được xem là tai nạn sinh hoạt và những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

  • Do khóc hoặc cười đùa trong khi ăn;
  • Dị vật đường thở có thể do thói quen ngậm đồ vật trong khi chơi hoặc khi làm việc;
  • Một số trường hợp dị vật đường thở có thể là do rối loạn phản xạ họng, thanh quản hoặc cũng có thể do người bệnh bị hôn mê, gây mê...
  • Do một số người có thói quen uống nước suối khiến con tắc te chui vào đường thở rồi sống kí sinh trong đường thở người bệnh.

Tuy nhiên, bản chất các vật nhỏ khi cho vào miệng được đều có thể rơi vào đường thở gây dị vật đường thở, biến chứng của dị vật đường thở sẽ gây ra các phản ứng khác trên cơ thể người bệnh nếu không xử trí kịp thời.

Do đó, khi nhận thấy trẻ em ngậm hoặc đang ăn đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở thì có thể trẻ đã bị dị vật đường thở, các chức năng phản xạ đó được huy động để tống dị vật ra ngoài. Một số trường hợp trẻ bị khàn tiếng nhẹ, bứt rứt nhưng không hẳn là khó thở khiến phụ huynh dễ bỏ qua, không nghĩ là các triệu chứng của dị vật đường thở.

Dị vật đường thở
Dị vật đường thở là thuật ngữ dùng để chỉ những vật bị mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phân thùy

2. Biến chứng của dị vật đường thở và cách xử trí

Theo đánh giá, tình trạng này là nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ bởi dị vật đường thở có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng do dị vật bít lấp đường thở dẫn đến ngạt thở cấp nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, biến chứng dị vật đường thở sẽ tùy thuộc vào bản chất của dị vật. Cụ thể:

  • Dị vật đường thở là chất hữu cơ, hạt thực vật: Những dị vật đường thở này sẽ ngấm nước và trương to ra, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và ứ đọng xuất tiết.
  • Độ tuổi của người bị dị vật đường thở: Trường hợp tuổi của người bệnh càng nhỏ khi bị dị vật đường thở biến chứng sẽ nguy hiểm hơn. Dị vật đường thở ở trẻ nhỏ có thể lấy được dị vật ra khá nhanh nhưng có thể nguy hiểm vì bị viêm phế quản-phổi cấp nặng.
  • Phát hiện dị vật đường thở sớm hay muộn: Biến chứng dị vật đường thở nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân được khám và can thiệp sớm hay muộn. Trường hợp được khám sớm thì dễ lấy dị vật và phòng tránh được biến chứng nguy hiểm, nhưng nếu việc khám và điều trị muộn thì dị vật thường gây phù nề niêm mạc, biến chứng nặng cho người bệnh cũng như vấn đề lấy dị vật khỏi đường thở trở nên khó khăn hơn.
  • Thiết bị y tế và tay nghề bác sĩ cũng là yếu tố để hạn chế các biến chứng. Bởi, thiết bị y tế hiện đại và tay nghề bác sĩ có kinh nghiệm thì sẽ hỗ trợ chân đoán cũng như đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất cho người bệnh.

3. Cách xử trí dị vật đường thở

Khi phát hiện người bệnh bị dị vật đường thở, nguyên tắc xử trí là phải đảm bảo khai thông đường thở kết hợp lấy bỏ dị vật càng sớm càng tốt. Việc điều trị cụ thể như sau:

Xử trí trong trường hợp tối cấp:

  • Trong cộng đồng: Nên cho người bệnh nằm dốc đầu và vỗ mạnh vào ngực nhằm kích thích cho người bệnh, bởi nếu dị vật tròn nhẵn có thể sẽ rơi xuống họng hoặc vòm mũi họng, lúc này nên đưa ngón tay trỏ vào họng để kéo dị vật ra.
  • Làm nghiệm pháp Heimlich: Có thể làm nghiệm pháp này khi bệnh nhân bị ngạt thở. Cách thức là dùng hai bàn tay ép mạnh vào 2 bên hạ sườn người bệnh khoảng 3 - 5 cái. Mục đích là tạo ra áp lực trong lồng ngực để người bệnh có thể đẩy được dị vật ra khỏi đường thở.
  • Ở tuyến y tế không chuyên khoa: Trường hợp ngạt thở trong cơ sở y tế thì nên mở khí quản cấp cứu hoặc có thể đặt nội khí quản, chọc kim 13 qua màng giáp nhẫn, soi thanh quản gắp dị vật hoặc đẩy dị vật xuống nhằm mục đích khai thông đường thở.

Điều trị cấp cứu:

  • Khi bệnh nhân có khó thở thanh quản ở mức độ II trở lên thì nên mở khí quản cấp cứu;
  • Trường hợp dị vật ở thanh quản hoặc khí quản thì cần mở khí quản cấp cứu trước khi chuyển người bệnh lên tuyến trên;
  • Nếu dị vật ở phế quản gây suy hô hấp cấp thì cần cho người bệnh thở oxy qua masque, hỗ trợ bóp nóng nếu người bệnh bị rối loạn nhịp thở.

Soi gắp dị vật:

  • Tất cả các trường hợp dị vật đường thở thì việc soi gắp dị vật sớm là điều nên làm để tránh các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, xẹp phổi hay viêm phổi...
  • Một số trường hợp, khi đã soi gắp dị vật xong thì nên soi hút mủ hoặc rửa phế quản, dùng kháng sinh, giảm viêm vào phế quản cho người bệnh.

Lưu ý: Khi xử trí người bệnh bị dị vật đường thở thì không can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được. Đặc biệt, không được cố móc lấy dị vật hay dịch chuyển nó nếu cảm nhận không thể thấy được nó.

cấp cứu hóc dị vật đường thở
Khi phát hiện người bệnh bị dị vật đường thở, nguyên tắc xử trí là phải đảm bảo khai thông đường thở kết hợp lấy bỏ dị vật càng sớm càng tốt

4. Những việc nên làm để phòng tránh dị vật đường thở

Để phòng tránh dị vật đường thở và các biến chứng nguy hiểm của bệnh, nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Khi ăn tốt nhất nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ và đặc biệt không cười đùa hay khóc khi ăn để tránh việc bị hóc dị vật như xương gà, xương cá,...
  • Nếu nhận thấy có dấu hiệu khó nuốt hay khó thở thì cần phải đến bệnh viện để điều kiểm tra xem nguyên nhân là gì, từ đó tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, áp xe, viêm phổi...
  • Nếu không may bị hóc dị vật, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời, không nên tự ý xử trí tại nhà;
  • Đối với những người bệnh bị rối loạn chức năng nuốt hay có tiền sử bệnh thần kinh, tâm thần, người giả, trẻ em nhỏ tuổi thì cần đặc biệt lưu ý phòng tránh các nguy cơ hóc dị vật, vì những đối tượng này có nguy cơ hóc dị vật cao hơn.
  • Nếu phát hiện trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc thì phụ huynh, cô giáo không nên hoảng hốt hay la hét trẻ vì có thể khiến cho trẻ giật mình và sợ hãi thì dễ bị hóc hơn. Lưu ý thêm là không nên cho trẻ cầm các vật hay đồ chơi đưa vào mồm ngậm và mút, đồng thời cũng không nên cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc.

Cần đưa người bệnh bị dị vật đường thở đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan