Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có phải bệnh tự miễn?

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một căn bệnh tự miễn xảy ra khi một số tế bào của hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể chống lại tiểu cầu. Khi cơ thể bị vi rút... xâm nhập thì tế bào bạch cầu sẽ tạo kháng thể để chống lại những vật lạ; làm tiểu cầu bị phá hủy khiến cơ thể bệnh nhân dễ bị chảy máu dù chỉ với một tác động nhẹ.

1. Các triệu chứng giúp nhận biết xuất huyết giảm tiểu cầu

Người bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn thường có những biểu hiện sau:

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn là chảy máu cũng như xuất hiện nhiều vết bầm tím trên da hay còn gọi là ban xuất huyết.

Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như: Chảy máu nướu răng, phân có máu hay kinh nguyệt kéo dài, chảy máu cam, phát ban với những đốm đỏ nhỏ.

2. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu điều trị như thế nào?

Việc điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở bệnh nhân.

Đối với người lớn thì loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị là thuốc steroid. Trường hợp thuốc steroid không có tác dụng thì bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm tĩnh mạch các thuốc khác như globulin miễn dịch. Với những trường hợp mà các phương pháp trên không hiệu quả thì bệnh nhân có thể cần phải cắt bỏ lá lách.

Vì sao khi bị sốt xuất huyết, tiểu cầu lại giảm?
Việc điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở bệnh nhân

3. Những điều cần lưu ý đối với người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

  • Bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu cần hạn chế vận động mạnh, hạn chế tối đa việc chơi những môn thể thao có tính đối kháng hay va chạm nhiều.
  • Với trẻ em gái đến tuổi dậy thì cần theo dõi kinh nguyệt, nếu lượng máu kinh nhiều thì bệnh nhân nên báo với bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Trường hợp bệnh nhân bị các bệnh lý khác như: Huyết khối tĩnh mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp... thì cần phải sử dụng thuốc kháng đông cũng như phải khai rõ tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu cùng các thuốc đang sử dụng nếu cho bác sĩ biết.
  • Với các trường hợp bệnh nhân cần nhổ răng hay làm thủ thuật xâm lấn như phải phẫu thuật thì cần khai rõ tiền sử bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu của bản thân.
  • Những chị em trong lứa tuổi sinh đẻ mà tình trạng bệnh chưa ổn định thì cần tránh mang thai bởi việc mang thai lúc này có thể không an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.
  • Bệnh nhân phải tái khám cũng như tuân thủ điều trị bởi tính chất nguy hiểm cũng như dễ tái phát của căn bệnh này và các tác dụng phụ thường gặp của thuốc.

Nguồn tham khảo: emedicine.medscape.com

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan