Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đái tháo đường

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường là những bệnh đồng mắc phổ biến thường gặp, và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được viết tắt là COPD, là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi và ngày càng tiến triển nặng, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh hàng đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do tiếp xúc với khói thuốc, chủ động hoặc thụ động. Các yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm: tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi trong quá trình sản xuất...

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra những triệu chứng như khó thở, ho, tiết đờm. Các hoạt động thường ngày như đi lên cầu thang ngắn hay hoạt động nhẹ nhàng cũng khiến cho người bệnh khó thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi, tuy nhiên có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ tử vong.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường hay đi kèm với những bệnh lý khác như bệnh ung thư phổi, tim mạch, đái tháo đường,...

Tại sao COPD gây suy tim phải
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường đi kèm nhiều bệnh lý nguy hiểm

2. Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng hooc-môn insulin. Một trong những tác động phổ biến của bệnh đái tháo đường đó là tăng đường huyết, gây tổn hại nghiêm trọng đến các dây thần kinh và mạch máu.

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường có thể là do di truyền trong gia đình hoặc do thay đổi lối sống dẫn đến thừa cân, béo phì,...

3. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh đồng mắc khá phổ biến trên bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chiếm tỉ lệ khoảng 14% và làm tăng nguy cơ nhập viện và tử vong cho người bệnh.

Trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hai loại thuốc điều trị chủ yếu là thuốc đồng vận β2 và corticosteroid, đều gây ra ảnh hưởng đến chuyển hóa đường huyết. Corticosteroid làm tăng đường huyết thông qua việc kích thích tạo đường ở gan và giảm sử dụng đường ở ngoại biên, tăng thoái hóa protein và lipid dẫn tới gia tăng tân tạo đường, còn đồng vận β2 làm tăng ly giải đường.

thuốc Corticosteroid
Thuốc Corticosteroid giúp kích thích tạo đường ở gan

Corticosteroid ảnh hưởng xấu đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường và làm thúc đẩy tăng đường huyết ở bệnh nhân có nguy cơ đái tháo đường. Đối với corticosteroid đường huyết toàn thân sử dụng trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhằm cải thiện chức năng hô hấp và rút ngắn thời gian nằm viện. Tuy nhiên lại làm tăng nguy cơ đường huyết tăng.

Việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có kèm theo đái tháo đường gặp nhiều khó khăn, vì khó dự đoán được mức tăng đường huyết do corticosteroid. Do vậy, lý tưởng nhất là giữ đường huyết trong mức 120-140 mg/dl trong giai đoạn này, nhằm tránh các biến chứng do tăng ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu. Đồng thời giảm được nguy cơ hạ đường huyết do sử dụng thuốc.

Tóm lại, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một trong những bệnh có khuynh hướng tăng cao và tỷ lệ tử vong rất cao. Đái tháo đường là một trong những bệnh đồng mắc thường gặp do hậu quả của tình trạng viêm toàn thể và góp phần không nhỏ vào việc làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Vì vậy, cần tầm soát và nhận biết sớm để có biện pháp xử trí thích hợp đối với bệnh đái tháo đường, làm giảm được triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

915 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan