Bạn mắc cảm cúm hoặc cảm lạnh như thế nào?

Hiểu biết về nguyên nhân, khả năng tồn tại, đường lây truyền của cảm cúm và cảm lạnh là rất quan trọng, bởi nắm rõ những vấn đề này mới giúp phòng tránh nhiễm bệnh đúng cách.

1.Nguyên nhân gây ra cảm lạnh và cảm cúm là gì?

Cảm lạnhcảm cúm là những căn bệnh đường hô hấp bị nhầm lẫn nhiều nhất. Không ít người cho rằng chúng là một, bởi các triệu chứng biểu hiện ra ngoài của chúng khá tương đồng. Trên thực tế chúng là hai căn bệnh khác nhau, có nguyên nhân khác nhau và có thể gây ra những hậu quả khác nhau.

Cảm lạnh là bệnh đường hô hấp do virus gây ra, mà hay gặp nhất là các virus thuộc nhóm Rhinovirus và Enterovirus. Triệu chứng cảm lạnh thường nhẹ, bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi và không để lại hậu quả gì.

Cảm cúm là bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra. Một số triệu chứng của cúm giống như cảm lạnh khiến người ta dễ nhầm lẫn, nhưng thực tế mức độ biểu hiện triệu chứng của cúm nặng hơn so với cảm lạnh, bên cạnh đó cúm có thể gây ra nhiều biến chứng, mà nghiêm trọng nhất là cúm có khả năng gây tử vong trên những bệnh nhân nguy cơ cao.

2.Cảm lạnh và cảm cúm lây truyền như thế nào?

Virus cúm A
Cảm lạnh và cảm cúm đều do virus gây ra

Cảm lạnhcảm cúm tuy có nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng đều là những bệnh đường hô hấp do virus gây ra. Cách lây truyền của cảm lạnhcảm cúm tương tự nhau:

  • Trong những giọt bắn mà người bị bệnh giải phóng ra môi trường khi hắt hơi, ho hoặc xì mũi chứa rất nhiều virus, và đây là con đường chủ đạo để virus có thể lan truyền, bởi ví dụ như trong một lần hắt hơi có thể tạo ra số giọt bắn lên tới 40000.
  • Người không mắc bệnh có thể bị nhiễm bệnh nếu bàn tay bị ô nhiễm virus (sau khi chạm vào các bề mặt có lưu giữ virus, chẳng hạn như đồ chơi, nắm cửa, mặt bàn,...) sờ lên mũi, mắt hoặc miệng. Thời gian virus có thể tồn tại trên các bề mặt khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của bề mặt cũng như các yếu tố khác của môi trường, nhưng chúng có thể tồn tại trong khoảng thời gian lên tới 2 ngày.
  • Nếu có tiếp xúc với tác nhân gây cảm lạnh hay cảm cúm thì khả năng mắc bệnh không phải là 100%, bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, như sức đề kháng của cá nhân, số lượng tác nhân nhiễm vào cơ thể, độc lực của tác nhân,...
  • Đối với cảm lạnh, khả năng lây truyền sẽ mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 2 tới 3 ngày đầu tiên của bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, sau khi hết một tuần đầu tiên cảm lạnh sẽ không còn khả năng lây truyền.
  • Đối với cảm cúm, vì độc lực của tác nhân mạnh hơn rất nhiều so với độc lực của các tác nhân gây cảm lạnh, nên thời điểm cảm cúm có thể bắt đầu lây truyền là từ 1 ngày trước khi khởi phát các biểu hiện và triệu chứng, và kéo dài trong khoảng thời gian từ 5 tới 7 ngày sau khi mắc bệnh. Vì lý do đó cảm cúm rất dễ lây lan.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

169 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lykaspetin
    Công dụng thuốc Lykaspetin

    Thuốc Lykaspetin có thành phần chính là Imipenem và Cilastatin, được chỉ định điều trị bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng ổ bụng, đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da,... Dưới đây là một số thông tin hữu ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • Kephazon
    Công dụng thuốc Kephazon

    Thuốc Kephazon có thành phần chính Cefoperazone. Đây là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả như: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,... Dưới đây là một ...

    Đọc thêm
  • fasdizone
    Công dụng thuốc Fasdizone

    Thuốc Fasdizone thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Vậy công dụng thuốc Fasdizone là gì và thuốc được dùng cho những đối tượng bệnh nhân nào? Việc nắm rõ thông tin về ...

    Đọc thêm
  • Oralzicin
    Công dụng thuốc Oralzicin

    Azithromycin là một kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Kháng sinh này có trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó có thuốc Oralzicin 500mg. Vậy thuốc Oralzicin công dụng và được chỉ định như thế nào?

    Đọc thêm
  • Hwazim
    Công dụng thuốc Hwazim

    Hwazim thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng. Hwazim là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có ...

    Đọc thêm