Sử dụng Creatine trong thể thao

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Creatine là một axit amin chủ yếu nằm trong cơ bắp và não. Mặc dù nó có thể được thực hiện tổng hợp, hầu hết con người có được creatine thông qua hải sản và thịt đỏ. Cơ thể chuyển đổi creatine thành phosphocreatine và lưu trữ nó trong cơ bắp, nơi nó được sử dụng cho năng lượng. Do đó, người ta bổ sung creatine bằng miệng để cải thiện hiệu suất thể thao và tăng khối lượng cơ bắp.

1. Creatine là gì?

Creatine là một dạng chất tự nhiên trong cơ thể, được cấu tạo bởi 3 loại axit amin: arginine, glycine và methionine, giúp cung cấp năng lượng và tăng cường sự dẻo dai trong quá trình luyện tập, đặc biệt là các động tác nhanh và mạnh.

Creatine được sản xuất trong gan, tụy, thận, và được vận chuyển đến các cơ bắp thông qua các mạch máu. Một khi đến được các cơ bắp, nó được chuyển đổi thành chất chuyển hóa năng lượng cao Phospho Creatine (Creatine phosphate). Creatine phosphate giúp tạo ra một chất gọi là adenosine triphosphate (ATP). ATP cung cấp năng lượng cho cơ bắp co thắt.

2. Sử dụng Creatine trong thể thao

Trở lại những năm 1970, các nhà khoa học phát hiện ra rằng dùng creatine ở dạng bổ sung có thể tăng cường hiệu suất thể chất. Vào những năm 1990, các vận động viên bắt đầu bắt kịp xu hướng này và creatine trở thành một chất bổ sung trong thể thao phổ biến, đặc biệt với các vận động viên trung học, đại học và chuyên nghiệp; các cầu thủ bóng đá và khúc côn cầu, đô vật và thể dục dụng cụ.

Creatine được cho là cải thiện sức mạnh, tăng khối lượng cơ bắp và giúp cơ bắp phục hồi nhanh hơn trong quá trình tập luyện. Sự tăng cơ bắp này có thể giúp các vận động viên đạt được sự bùng nổ về tốc độ và năng lượng, đặc biệt là trong những những hoạt động cần sự bùng nổ về sức mạnh trong thời gian ngắn với cường độ cao như nâng tạ hoặc chạy nước rút.

Creatine
Creatine được cho là cải thiện sức mạnh, tăng khối lượng cơ bắp và giúp cơ bắp phục hồi nhanh hơn trong quá trình tập luyện

Mặc dù một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng nó giúp cải thiện hiệu suất trong thời gian ngắn hoạt động thể thao, nhưng chưa chứng minh được creatine hỗ trợ cho các vận động viên với các môn thể thao sức bền. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng không phải cơ bắp của mọi người đều phản ứng với creatine, một số người sử dụng nó nhưng không thấy hiệu quả.

Hiện nay, có rất ít nghiên cứu được thực hiện ở trẻ em dưới 18 tuổi trong việc sử dụng creatine. Một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả tích cực nhưng bằng chứng tổng thể là không thuyết phục. Trong một nghiên cứu, những người bơi tuổi vị thành niên đã thể hiện tốt hơn sau khi uống creatine. Trong một nghiên cứu khác, creatine đã giúp các cầu thủ bóng đá ở trường trung học chạy nước rút, rê bóng và nhảy hiệu quả hơn.

Nghiên cứu cũng cho thấy, việc bổ sung creatine trực tiếp có thể mang lại nhiều lợi ích cho các vận động viên cần năng lượng ngắn và bùng nổ, chẳng hạn như chạy nước rút và nâng tạ.

Không chỉ đem lại tác động tích cực trong các hoạt động thể thao, creatine còn giúp điều trị một số tình trạng sức khỏe do cơ bắp bị suy yếu, bao gồm:

  • Suy tim và đau tim.
  • Rối loạn thần kinh cơ, bao gồm loạn dưỡng cơ và xơ cứng teo cơ bên (bệnh ALS hoặc Lou Gehrig's).
  • Lão hóa da.
  • Các hội chứng chuyển hóa creatine hiếm.

Creatine cũng đang được nghiên cứu như một cách để giảm cholesterol ở những người có mức độ cao bất thường, tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ hơn.

Những người có mức độ creatine thấp, chẳng hạn như người ăn chay, việc bổ sung creatine sẽ đem lại hiệu quả tối ưu.

3. Cách sử dụng creatine

Creatine là chất tự nhiên nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nó hoàn toàn an toàn. Bổ sung creatine không như sử dụng thuốc bởi bạn không biết được cơ thể mình thiếu bao nhiêu và cần bổ sung thêm bao nhiêu.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được tác dụng lâu dài của việc bổ sung creatine, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Thanh thiếu niên thường sử dụng creatine mà không có sự tư vấn của bác sĩ, khiến họ thường bổ sung nhiều hơn so với lượng creatine cơ thể cần.

Mặc dù hầu hết những người khỏe mạnh có thể dùng creatine mà không có vấn đề gì, nhưng trong một vài trường hợp, creatine có thể có tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng vượt mức cho phép.

Tác dụng phụ khi bổ sung creatine có thể bao gồm:

  • Tăng cân.
  • Khó thở.
  • Vấn đề về thận.
  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Phát ban.
  • Dạ dày khó chịu.
  • Mệt mỏi.
  • Tiêu chảy.
  • Lo lắng.
Đau đầu
Đau đầu là một trong những tác dụng phụ có thể gặp phải khi bổ sung Creatine

Một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc chữa tiểu đường, thuốc chống viêm như ibuprofen, naproxen và thuốc lợi tiểu, có thể có tương tác nguy hiểm với creatine. Uống chất kích thích caffeine và cây ma hoàng với creatine có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Creatine không được khuyến cáo cho những người mắc bệnh thận hoặc gan, hay bệnh tiểu đường. Trẻ em dưới 18 tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên bổ sung creatine. Ngoài ra, không sử dụng creatine nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với creatine và làm tăng nguy cơ tổn thương thận. Tương tác thuốc có thể bao gồm:

  • Thuốc gây độc thận: Dùng creatine liều cao có thể gây hại cho thận của bạn, có mối lo ngại về việc kết hợp creatine với các loại thuốc có thể gây hại cho thận (thuốc gây độc thận). Các thuốc gây độc thận bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) và naproxen natri (Aleve, các loại khác), cyclosporine (Neoral, Sandimmune) và các loại khác.
  • Caffeine và cây ma hoàng: Kết hợp caffeine với creatine có thể làm giảm hiệu quả của creatine. Kết hợp caffeine với creatine và ephedra bổ sung có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ.

Nếu bạn dùng creatine, hãy uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước. Và cho dù bạn khỏe mạnh đến đâu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng creatine hoặc bất kỳ chất bổ sung nào khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com; mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan