Thường xuyên ăn thịt muối có tốt không?

Thực phẩm chứa chất bảo quản, các đồ ăn chế biến sẵn, lên men như thịt muối, dưa muối là những thực phẩm có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư đại tràng nếu sử dụng quá nhiều. Vậy thực sự thì ăn thịt muối có tốt không?

1. Ăn thịt muối thường xuyên có hại như thế nào?

Thịt muối, cà muối hay dưa muối được chứng minh là 1 trong những nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư vì một số chất trọng các thức ăn này gồm có nitrosamine chuyển hoá ảnh hưởng đến dạ dày, nguy cơ cao gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy trong các đồ muối như thịt muối, cá muối có chứa virus gây ung thư vòm họng rất cao. Do đó những nơi có tập tục ăn đồ muối, mắm cáy, mắm cua có tỷ lệ người bệnh ung thư vòm họng cao hơn những nơi khác. Tuy nhiên, đây là cả 1 quá trình sử dụng thực phẩm kéo dài chứ không phải chỉ 1-2 bữa ăn thịt muối.

Bên cạnh đó, việc trong thịt muối thường xuyên cũng đồng nghĩa chế độ ăn của người bệnh quá mặn có thể dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch liên quan như đột quỵnhồi máu cơ tim. Ăn mặn sẽ tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của hệ cơ quan này, dẫn tới suy tim, suy thận. Đối với những người đã mắc bệnh lý về huyết áp, tim, gan thận nếu ăn thực phẩm chứa nhiều muối thì bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn.

2. Các biện pháp để giảm lượng muối trong chế độ ăn

Bộ Y tế năm 2018 đã có khuyến cáo kêu gọi người dân giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày xuống còn 1 nửa để đề phòng các bệnh tim mạch và bệnh không lây nhiễm khác. Để làm được như vậy, các biện pháp giảm muối có thể áp dụng gồm:

  • Giảm lượng muối và gia vị mặn khi chế biến thức ăn.
  • Chấm nhẹ tay- hạn chế sử dụng và hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn.
  • Giảm đồ mặn và thực phẩm có nhiều muối.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo nguyên tắc giảm muối nên là giảm từ từ, không giảm đột ngột tránh ảnh hưởng đến vị giác. Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim,...Về cách chế biến món ăn nên ăn món luộc, hấp thay vì món kho, rim, rang,... để làm giảm hàm lượng muối ăn vào hàng ngày. Người dân nên chủ động nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối tiêu thụ.

Ngoài ra, một trong những cách để hạn chế ăn đồ muối là tăng cường lượng trái cây tươi và rau xanh trong thực đơn hàng ngày. Bằng cách này bạn sẽ giảm được số lượng thức ăn mặn, vừa có tác dụng giảm muối, vừa bổ sung nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh có lợi cho sức khoẻ hơn từ rau quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

430 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan