Tại sao thú cưng khiến bạn hắt hơi?

Một số người sau khi tiếp xúc với những loại thú cưng như chó, mèo nuôi trong nhà thường có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi,... Những người này có thể đang gặp tình trạng dị ứng với chó mèo. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều khó chịu đến hệ hô hấp và sức khỏe của người bị dị ứng.

1. Tại sao thú cưng làm bạn hắt hơi?

Theo các chuyên gia về dị ứng lâm sàng, lông mèo hay lông chó không phải là nguyên nhân chính gây dị ứng mà bất kể lông thú cưng dài hay ngắn, thuộc giống gì cũng đều có thể gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân của hiện tượng hắt hơi sau khi tiếp xúc với thú cưng là do protein có trong nước bọt, lông hoặc da chết của mèo và chó. Khi protein loại này xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch nhầm tưởng những tác nhân này có nguy hại và tạo nên kháng thể chống lại chúng. Chính vì vậy, người bị dị ứng thường gặp phải các biểu hiện như hen suyễn, ngứa, hắt hơi, nổi mẩn đỏ hoặc sổ nước mũi.

Đồng thời, yếu tố di truyền cũng chính là nguy cơ gây ra dị ứng lông chó mèo. Theo các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dị ứng. Chính vì vậy, những người sống trong gia đình có tiền sử dị ứng thường có nguy cơ cao bị dị ứng thú cưng khi tiếp xúc.

Ngoài ra, loài bọ ve sống ký sinh trên thú cưng của bạn có thể là nguyên nhân dẫn đến dị ứng. Loài bọ ve trong bụi có thể gây dị ứng chính cho con người, phát triển mạnh ở lông của những loài thú cưng trong nhà như chó hay mèo...

2. Dấu hiệu dị ứng với chó mèo

Khi bị dị ứng lông chó mèo, bạn có thể gặp phải các dấu hiệu lâm sàng điển hình sau:

  • Ho khan và thở khò khè;
  • Ngứa, đỏ kèm chảy nước mắt;
  • Chảy nước mũi, ngứa, nghẹt mũi;
  • Hắt xì hơi nhiều.

Trong trường hợp dị ứng chó mèo gây bệnh hen suyễn, cơ thể bạn có thể nguy cơ xuất hiện thêm các triệu chứng kèm theo như:

Một số dấu hiệu về da thường gặp như:

  • Ngứa, rát vùng da tiếp xúc;
  • Nổi các mảng mẩn đỏ và phát ban trên bề mặt da;
  • Chàm da.

Xét nghiệm da hoặc máu được gọi là RAST (xét nghiệm chất hấp thụ chất phóng xạ) có thể giúp thu hẹp nguyên nhân gây dị ứng của bạn. Tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra vì có thể bị dị ứng với phấn hoa hoặc nấm mốc sống ký sinh trên cơ thể thú cưng chứ không phải bạn đang dị ứng lông chó mèo.

dị ứng lông chó mèo
Dị ứng lông chó mèo sẽ gây ra nhiều khó chịu đến hệ hô hấp và sức khỏe

3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu dị ứng lông chó mèo như chảy nước mũi, nước mắt hoặc hắt hơi,... khá giống với bệnh cảm lạnh thông thường. Chính vì vậy, bạn rất dễ nhầm bệnh dẫn đến điều trị sai cách, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, khi thường xuyên tiếp xúc với thú cưng và nhận thấy triệu chứng nêu trên kéo dài hơn 2 tuần, bạn cần đến bệnh viện. Các bác sĩ sẽ ra chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh và có những biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số dấu hiệu điển hình của dị ứng nói chung và lông chó mèo nói riêng để đến bệnh viện thăm khám kịp thời như:

  • Mũi hoàn toàn bị tắc nghẹt;
  • Khó thở hoặc thở khò khè;
  • Khó ngủ.

4. Cách phòng tránh dị ứng với chó mèo

Thực tế, ngay cả khi ai đó trong nhà bị dị ứng lông chó mèo, vẫn có khoảng 25% gia đình tiếp tục nuôi thú cưng trong nhà của họ. Nếu lông chó hay mèo khiến bạn hắt hơi thì có thể:

  • Giữ cho vật nuôi hay thú cưng ở bên ngoài phòng ngủ của mình;
  • Chơi với những loài thú cưng ngoài trời;
  • Rửa tay sau khi chạm vào những loài thú cưng;
  • Tắm cho chó hay mèo của bạn ít nhất 1 lần/ tuần;
  • Thường xuyên vệ sinh các loại thảm trong nhà.
dị ứng lông chó mèo
Giữ cho vật nuôi hay thú cưng ở bên ngoài phòng ngủ của mình để phòng tránh dị ứng lông chó mèo

5. Khi nhận nuôi thú cưng, nên làm gì?

  • Trong trường hợp gia đình có nuôi con nhỏ, bạn nên xem cách con phản ứng với loại động vật. Thông qua việc đưa con của mình đến thăm một ngôi nhà có nuôi loại thú cưng đó và để chúng thử chơi với nó. Điều đó không có gì đảm bảo rằng chúng sẽ không bị dị ứng với chó mèo. Tuy nhiên thử nghiệm này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nhận nuôi thú cưng một cách phù hợp hơn. Nếu bạn biết con mình bị dị ứng chó mèo mà bạn vẫn định nuôi một con vật cưng nào đó, ban đầu hãy hạn chế thời gian tiếp xúc của con bạn với nó và theo dõi phản ứng.
  • Dị ứng và hen suyễn là bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu con của bạn bị dị ứng với chó mèo nghiêm trọng, câu trả lời duy nhất là nên tìm cho thú cưng một ngôi nhà mới. Thậm chí sau đó, bạn có thể mất thêm khoảng 6 tháng hoặc thời gian dài hơn để loại bỏ các chất gây dị ứng từ vật nuôi trong ngôi nhà.
  • Trong trường hợp bản thân bạn hoặc ai đó trong gia đình nằm trong số 10% người bị dị ứng chó mèo, hãy cân nhắc việc nuôi một con vật cưng không hoặc có lông. Bạn có thể tìm nuôi một con rùa, cua ẩn cư, cá hoặc rắn. Tuy nhiên, những sinh vật này cũng gây ra một vài những nguy hiểm cho sức khỏe. Nguyên nhân là do trong những loại vật nuôi ngoại lai này có thể mang vi khuẩn salmonella hoặc các bệnh khác. Trong đó, rùa nuôi có liên quan đến việc bùng phát vi khuẩn salmonella.

Dị ứng thú cưng như chó và mèo là một phản ứng dị ứng với protein được tìm thấy trong các tế bào da, nước bọt hoặc nước tiểu của động vật. Cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng với thú cưng đó là tránh hoặc giảm tiếp xúc với chúng càng nhiều càng tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan