Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa?

Nổi mề đay không nên ăn gì hay dị ứng mề đay kiêng ăn gì là những thắc mắc thường gặp. Hãy tham khảo bài viết dưới đây về việc nổi mề đay kiêng gì, từ đó bạn sẽ có biện pháp chăm sóc cho bản thân và người thân xung quanh.

Nổi mề đay là một loại dị ứng xuất hiện trên da thường gặp, là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài hoặc từ bên trong cơ thể. Biểu hiện nổi mề đay là những giác (nốt) có màu hồng đỏ, trông giống với vết muỗi hoặc côn trùng chích. Mề đay gây ngứa rất khó chịu, khiến người bệnh gãi liên tục. Tuy nhiên, càng gãi vì ngứa thì mề đay càng lan rộng và gây ngứa nhiều hơn.

Bạn có thể bị mề đay ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Mặc dù bệnh không nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

1. Nổi mề đay kiêng gì?

1.1 Gãi, chà xát mạnh trên da

Ngứa là biểu hiện đầu tiên của mề đay buộc người bệnh gãi liên tục. Tuy nhiên, việc gãi không làm thuyên giảm mề đay mà còn khiến tình trạng mề đay nổi lên nhiều hơn, lan rộng hơn và gây cảm giác ngứa nhiều hơn.

Việc gãi, chà xát mạnh trên da để làm giảm ngứa thực chất lại khiến da dễ bị trầy xước và tổn thương, từ đó tạo môi trường để các vi loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây nhiễm trùng, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm trên da và trong máu. Vì vậy, với câu hỏi nổi mề đay kiêng gì thì việc đầu tiên nên tránh chính là kiêng gãi.

1.2 Các loại hóa mỹ phẩm

Hóa mỹ phẩm thông thường, kể cả son, phấn đều có chứa một số chất có khả năng kích thích da phản ứng, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.

Do đó, người bị nổi mề đay muốn sử dụng các loại mỹ phẩm nên cân nhắc, tốt nhất là tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng.

1.3 Các chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá làm hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, từ đó tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Vì vậy, để trả lời nổi mề đay kiêng gì thì người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích nếu như muốn bệnh thuyên giảm.

Ngoài các chất kích thích, một số tác nhân khác như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, ... cũng là yếu tố kích thích dị ứng. Những người có cơ địa và tiền sử dị ứng cần tránh tiếp xúc để hạn chế dị ứng làm nổi mề đay bằng cách mặc áo quần kín đáo.

nổi mề đay kiêng gì
Giải đáp nổi mề đay kiêng gì?

2. Nổi mề đay không nên ăn gì?

Ngoài một số việc cần phải kiêng nêu trên, trong ăn uống hàng ngày, người bị nổi mề đay nên tránh các loại thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm giàu chất đạm: Thịt bò hay hải sản là nguồn thực phẩm giàu đạm, có khả năng gây dị ứng nên người có cơ địa nhạy cảm cần tránh khi bị nổi mề đay. Vì lúc đó hệ miễn dịch của cơ thể đang suy giảm nên rất khó tiếp nhận, chuyển hóa nguồn đạm này, khiến cho dị ứng nghiêm trọng hơn. Cho nên, nếu hỏi dị ứng mề đay kiêng ăn gì thì cần tránh hải sản và thực phẩm giàu đạm khác.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều muối và đường: Đây là các thực phẩm có khả năng tình trạng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn vì nó kích thích thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, thức ăn ngọt còn làm cho tình trạng mẩn ngứa trên da khó thuyên giảm và hay tái phát.
  • Các thực phẩm có tính cay, nóng: Các loại gia vị như ớt, tiêu và thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ khi ăn vào người gây nóng, khiến cơ thể càng thêm khó chịu khi bị nổi mề đay. Bên cạnh đó, thực phẩm có tính cay, nóng có thể làm cho da khô hơn và dễ bong tróc. Vì vậy, dị ứng mề đay kiêng ăn gì thì bạn cần nhớ là nên tránh thức ăn cay nóng.

Hạn chế thực phẩm kể trên đồng thời tăng cường bổ sung các loại rau củ trái cây tươi giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để hệ miễn dịch của cơ thể thêm khỏe mạnh. Tốt nhất là người bị nổi mề đay nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thực phẩm được ăn để tránh bị kích thích dị ứng.

Thực tế, phần lớn nổi mề đay là tình trạng lành tính và có thể chữa khỏi. Bên cạnh việc tránh những việc hoặc ăn các thực phẩm nói ở trên, người bệnh cần tránh bị căng thẳng quá mức, chăm sóc và duy trì độ ẩm trên da, uống đủ nước mỗi ngày, khi tắm rửa không nên tắm với nước quá lạnh hoặc nóng và chà xát mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Usaallerz 180
    Công dụng thuốc Usaallerz 180

    Thuốc Usaallerz 180 là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng và mề đay tự phát mạn tính. Vậy công dụng của thuốc Usaallerz 180 là gì và cách sử dụng loại ...

    Đọc thêm
  • áp lực tinh thần
    Áp lực bạn bè tuổi thanh thiếu niên

    Áp lực bạn bè liên quan đến việc làm điều gì mà bạn không muốn làm để hòa nhập với bạn bè. Áp lực bạn bè có thể vừa tích cực vừa tiêu cực.Thanh thiếu niên thường gặp áp lực ...

    Đọc thêm
  • thuốc Zilertal
    Công dụng thuốc Zilertal

    Thuốc Zilertal được chỉ định dùng trong điều trị cho những trường hợp bệnh nhân mắc vấn đề về viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, dị ứng da... Thuốc được chỉ định dùng cho cả người lớn và trẻ ...

    Đọc thêm
  • Hô hấp
    Thành lập Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng miễn dịch lâm sàng tại Vinmec Times city

    Đơn nguyên Hô hấp – Dị ứng Miễn dịch lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City được thành lập và mở rộng với mong muốn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với chuyên môn cao ...

    Đọc thêm
  • thuốc mezaodazin
    Công dụng thuốc Mezaodazin

    Mezaodazin là thuốc gì? Thuốc Mezaodazin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, dùng trong các trường hợp quá mẫn. Mezaodazin có thành phần là Mequitazin 5mg cùng các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ được bào chế dưới ...

    Đọc thêm