Người bị bệnh gút có ăn được canh cua không?

Bệnh gút (Gout) hay còn gọi là thống phong, gây ra cho người bệnh những cơn đau nhức 1 cách dữ dội và có những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như tăng huyết áp, suy thận, ... Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh gút. Vậy bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn được canh cua không?

1. Bệnh Gout là bệnh gì?

Gout là 1 bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa khi có nồng độ acid uric quá cao trong huyết tương, dẫn đến sự lắng đọng của các tinh thể acid uric hoặc tinh thể urat (là 1 muối của acid uric) tại khớp và gây ra tình trạng viêm khớp. .

Nguyên nhân gây ra sự tăng của acid uric máu:

  • Có sự gia tăng sản xuất acid uric (do khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân là chủ yếu).
  • Có sự giảm bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể (do sử dụng thuốc, bị bệnh về thận, ...)
  • Có có yếu tố liên quan như di truyền, gia đình, giới, tuổi, ...

Diễn biến của bệnh Gout:

Bệnh Gout thường có những đợt cấp kịch phát với cơn đau đột ngột và kéo dài trong vài này, xuất hiện khoảng thời gian lúc nửa đêm rồi kết thúc, tái đi tái lại nhiều lần. Các cơn đau tiếp theo có sự phát triển tăng dần xen kẽ những đợt không có triệu chứng ngắn. Sau cùng, có một vài cơn đau có thể xảy ra hàng năm và tiến triển trở thành mãn tính.

2. Nguyên tắc chế độ ăn cho người bệnh Gout

2.1 Bệnh Gout kiêng ăn gì?

Khi sử dụng các loại thực phẩm giàu purine, bệnh nhân có thể bị các cơn Gout cấp do nồng độ acid uric tăng lên. Ở những đối tượng khỏe mạnh, các loại thực phẩm có chứa nhiều purin hầu như không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, ở đối tượng là người bị bệnh Gout, khả năng loại bỏ acid uric không hiệu quả nên việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều purine gây nên tình trạng tích trữ acid uric và xuất hiện các cơn gút cấp. Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm giàu purin trong chế độ ăn, cụ thể là:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm thịt đỏ, thực phẩm có chứa lượng purin rất cao như thịt bò, thịt ngỗng, thịt ngan, thịt chó và nội tạng động vật, ...
  • Hạn chế sử dụng các loại hải sản như: Cua, ghẹ, tôm, sò điệp, các loại có vỏ (hến, ốc, sò ...). Vì trong hải sản có chứa nhiều nhân purine, là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng acid uric trong máu tăng cao. Vì vậy việc ăn cua khi bị gút cần hạn chế.
  • Rau củ: Trong các loại rau, có một số loại rau củ có chứa hàm lượng purine cao mà người bệnh cần nên tránh như nấm, măng tây, cải bắp và rau bina.
  • Các loại trái cây hay các sản phẩm chứa nhiều fructose người bệnh cũng cần nên tránh như: Các loại trái cây nho, đào, lê, táo hay mật ong và siro chứa fructose.
  • Tránh các đồ lên men, hoa quả chua thì chúng có thể đẩy nhanh tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Nước ngọt có gas và rượu có thể làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan nên ngăn cản quá trình thải trừ acid uric của thận.

2.2 Bệnh Gout nên ăn gì?

Có rất nhiều thực phẩm mà người bị bệnh Gout có thể sử dụng được có chứa ít purine, như:

  • Thịt trắng (thịt gà, thịt cá sông ...): Thịt có màu trắng thường chứa ít purine hơn, các loại thịt này vẫn đáp ứng được lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
  • Rau củ: Các loại rau như dưa chuột, rau cần, cải xanh, súp lơ, khoai tây, nấm, đậu hà lan, cà tím, ... và phần lớn trong các loại rau củ hàm lượng purine chỉ khoảng 20 – 25mg.
  • Trái cây: Phần lớn các loại trái cây đều an toàn cho người bị bệnh gout. Ngoài ra có những loại trái cây còn có khả năng đào thải acid uric trong máu tốt hỗ trợ cho người bệnh như: Chuối, cherry, dưa hấu, dâu tây và dứa, ...
  • Ngoài ra các sản phẩm như đậu nành, sữa, trứng cũng giúp hỗ trợ làm giảm lượng acid uric có trong máu.

Việc kiêng khem quá khắt khe trong chế độ ăn hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy căng thẳng với vấn đề ăn uống. Chỉ cần nắm chắc các loại thực phẩm nên và không nên ăn sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn mà vẫn đáp ứng được đầy đủ dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan