Lời khuyên giúp bạn ngừng ăn uống theo cảm xúc

Ăn uống theo cảm xúc có thể trở thành thói quen xấu, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tâm lý. Hãy thử một vài các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này.

1. Mối quan hệ giữa cảm xúc con người với thực phẩm

Con người cần thức ăn để tồn tại. Theo thời gian, cùng với sự tiến hóa, con người không còn chỉ ăn no mà là ăn ngon, ăn để giải tỏa các nhu cầu tâm lý.

Ăn nhiều vì stress đang là nỗi lo của cả cộng đồng, khi tỷ lệ người thường xuyên bị căng thẳng tăng lên và thói quen dùng đồ ăn để lấp đầy tâm trạng đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, điều này có thể cản trở các nỗ lực ăn uống lành mạnh, làm tăng nguy cơ bị rối loạn ăn uống. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn ngừng “ăn uống theo cảm xúc”.

2. Cách để điều trị chứng “ăn uống theo cảm xúc”

2.1. Nhận thức hậu quả của “ăn uống theo cảm xúc”

Một số người sử dụng thức ăn để lấp đầy nỗi buồn hoặc giảm căng thẳng. Tuy nhiên, thức ăn chỉ có tác dụng tạm thời, những cảm xúc đó sẽ quay trở lại nhanh chóng. Mà việc thường xuyên ăn uống khi tâm trạng không tốt có thể hình thành nên thói quen xấu, gây ra tình trạng béo phì, bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, hãy luôn ý thức về loại thực phẩm ăn vào và lý do tại sao lại ăn.

2.2. Ghi nhật ký về các bữa ăn

Viết ra danh sách các loại thực phẩm trong ngày, thời gian và địa điểm ăn. Nhật ký thức ăn là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn theo dõi các thói quen ăn uống của mình. Điều này có thể trả lời cho các câu hỏi như bạn có đang ăn vặt giữa các bữa ăn không? Thức ăn có lành mạnh không? Từ việc theo dõi nhật ký, bạn sẽ tìm ra vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp.

2.3. Kiểm tra xem có đói không

Nếu vừa ăn một bữa lớn mà vẫn muốn ăn thêm đồ ăn nhẹ, hãy tự hỏi bản thân: Có đói không, hay chỉ đơn thuần là ăn uống theo cảm xúc? Nếu không đói, hãy tạm quên việc ăn uống bằng cách đi dạo, gọi điện cho bạn bè hoặc uống một ít nước.

2.4. Tâm sự với người thân và bạn bè

Trò chuyện với gia đình và bạn bè có thể giúp bạn vượt qua trạng thái căng thẳng dễ dàng hơn. Việc có người tâm sự sẽ tạo nên sự gắn kết, cảm xúc tích cực để duy trì lối sống lành mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người làm việc với áp lực cao có sức khỏe tinh thần tốt hơn khi nhận được nhiều lời động viên, hỗ trợ từ người thân và bạn bè.

Tâm sự với người thân giúp cải thiện tình trạng ăn uống theo cảm xúc
Tâm sự với người thân giúp cải thiện tình trạng ăn uống theo cảm xúc

2.5. Đừng quá tập trung vào các mục tiêu

Đừng quá bận tâm đến các mục tiêu như lượng calo đã giảm, lập kế hoạch thực đơn và xem cân nặng. Nó có thể làm gia tăng áp lực và khiến bạn trở nên thèm ăn hơn.

Đừng ngần ngại thử các món ăn mới hoặc cách chế biến món ăn cũ khác đi. Bạn hãy luôn đảm bảo tự thưởng cho mình những bữa ăn lành mạnh trên con đường thực hiện mục tiêu chính.

2.6. Đừng bị cám dỗ

Loại bỏ ham muốn ăn vặt bằng cách để chúng ở nhà. Bạn lo ngại sẽ mua đồ ăn vặt tại các cửa hàng? Hãy tuân thủ theo danh sách các loại thực phẩm lành mạnh và không bao giờ đến các cửa hàng lúc đang đói hoặc tâm trạng không tốt.

2.7. Chuẩn bị sẵn các loại thực phẩm lành mạnh

Chuẩn bị sẵn các loại thực phẩm lành mạnh đề phòng cảm thấy đói giữa các bữa ăn. Ví dụ như trái cây, rau củ ít béo, các loại hạt, hoặc các loại thực phẩm thường ăn nhưng với phiên bản ít béo.

2.8. Đừng gây áp lực cho bản thân

Đừng ám ảnh về những thất bại mà hãy học hỏi từ các sai lầm để tránh tạo thêm căng thẳng. Luôn hướng tới các mục tiêu lớn và tìm ra cách để kiềm chế thói quen ăn theo cảm xúc của mình.

2.9. Thực phẩm thay thế

Các lựa chọn thay thế có thể giúp làm giảm ham muốn các loại thực phẩm không lành mạnh trong bạn. Ví dụ, nếu thèm ăn pizza, hãy thử chế biến bằng các nguồn thực phẩm lành mạnh như nước sốt cà chua, rau, phô mai mozzarella kết hợp bánh mì pita. Các loại thực phẩm thay thế vừa giúp tạo cảm giác vui vẻ khi được chế biến các món ăn yêu thích, vừa không phá vỡ chế độ ăn uống lành mạnh.

2.10. Thiền

Khi bạn thèm ăn, hãy thử thiền để làm dịu căng thẳng và giúp chống lại các yếu tố gây ra rối loạn ăn uống. Chọn một nơi yên tĩnh để ngồi, quan sát suy nghĩ và nhịp thở.

Thiền là một trong các cách điều trị ăn uống theo cảm xúc
Thiền là một trong các cách điều trị ăn uống theo cảm xúc

2.11. Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất sẽ kích hoạt cơ thể tạo ra các hóa chất gọi là endorphin, loại hormone tạo cảm giác bình tĩnh và thư giãn. Thử tập yoga hoặc thái cực quyền, cả hai đều là những hoạt động thể chất ít có khả năng gây chấn thương mà vẫn đảm bảo tập luyện tốt.

Ngoài ra, bạn cũng đừng ngại thảo luận về thói quen ăn uống với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ có thể cung cấp liệu pháp và lời khuyên để giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng và cung cấp ý tưởng về cách lựa chọn thực phẩm tốt hơn để đạt được các mục tiêu lành mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan