Cảm xúc tiêu cực có thể làm tổn thương trái tim

Chúng ta thường nghĩ tim và não hoàn toàn tách biệt vì chúng nằm ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, hai cơ quan này lại có sự liên hệ mật thiết với nhau. Khi não sinh ra cảm xúc tiêu cực, tim cũng sẽ bị ảnh hưởng.

1. Cảm xúc tiêu cực là gì?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cảm xúc tiêu cực như cảm giác lo lắng, sợ hãi, tức giận, thù địch, cô đơn, trầm cảm đều gây hại đến sức khỏe tim mạch.

Những người cảm thấy cô đơn, chán nản và bị cô lập có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao gấp nhiều lần so với những người có ý thức yêu thương, gắn kết cộng đồng.

Có hai loại stress tác động đến não bộ. Stress tích cực có thể tạo động lực giúp chúng ta hoàn thành công việc bằng cách tăng sự tập trung. Mặt khác, stress tiêu cực có thể dẫn đến suy kiệt và bệnh tim mạch.

2. Ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực trên bệnh nhân mắc bệnh mạch vành

Cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến tăng huyết áp, tổn thương mạch máu, loạn nhịp tim và làm suy yếu hệ miễn dịch.

Khoảng 30-50% bệnh nhân mắc bệnh mạch vành bị thiếu máu cơ tim. Tình trạng này sẽ trở nên nặng nề hơn nếu người bệnh xuất hiện các cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực trên những bệnh nhân suy tim làm tăng tỉ lệ nhập viện, tăng tỉ lệ các biến cố tim mạch như đau tim, nhồi máu cơ tim và tử vong.

Thực tế, khi đã mắc bệnh tim mạch, bất kì cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ nào như tức giận, sợ hãi cũng có thể dẫn đến loạn nhịp tim nghiêm trọng và tử vong. Những diễn tả như “chết vì sợ hãi”, “chết vì lo lắng” không phải chỉ là sự cường điệu hoá. Đó hoàn toàn là khả năng sinh lý có thể xảy ra.

roi-loan-chuyen-hoa-di-truyen-phan-loai-nguyen-nhan-trieu-chung-2
Những cảm xúc tiêu cực của bạn có thể gây ảnh hưởng xấu đến trái tim

3. Ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực trên người không mắc bệnh mạch vành

Năm 1997, Lauri Toivonen và cộng sự đã nghiên cứu sự thay đổi trên ECG (điện tâm đồ) của các bác sĩ khoẻ mạnh khi nhận được cuộc gọi cấp cứu. Trên ECG cho thấy tình trạng thiếu máu cơ tim và nhịp tim bất thường.

Những nghiên cứu gần đây cũng quan sát được những thay đổi này trên bệnh nhân bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Ngay cả trên những người khoẻ mạnh, trầm cảm nặng làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch.

4. Kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Stress là một phần của cuộc sống. Điều quan trọng là cần phải tiếp nhận stress theo hướng tích cực để xử lý căng thẳng. Có nhiều cách để xoa dịu các cảm xúc tiêu cực, bao gồm:

  • Không lạm dụng rượu và thức ăn khi gặp căng thẳng: Ăn uống quá nhiều làm cho bạn căng thẳng hơn. Uống nhiều rượu có thể dẫn đến suy tim cũng như khiến tình trạng bệnh hiện tại trở nên nặng nề hơn.
  • Tập nói “không” với mọi người: Đặt ra giới hạn cho bản thân, bạn không cần phải đáp ứng tất cả các yêu cầu và mong đợi của người khác. Hãy cứng rắn khi cần thiết đồng thời vẫn đảm bảo tôn trọng đối phương.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể dục giúp cơ thể tiết ra endorphin khiến bạn cảm thấy vui vẻ và lạc quan với cuộc sống.
  • Xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý: Các tác nhân gây căng thẳng có thể bị loại bỏ bằng cách quản lý tốt thời gian và thiết lập những ưu tiên, mục tiêu thực tế.
  • Thư giãn: Dành thời gian mỗi ngày để thư giãn giúp cơ thể hồi phục sau tác động của cảm xúc tiêu cực.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: health.harvard.edu, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan