Các vấn đề về hô hấp khi ngủ có liên quan đến suy giảm trí nhớ

Một số người gặp phải những vấn đề liên quan tới hô hấp trong khi ngủ, điều này không chỉ gây ra gián đoạn giấc ngủ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới trí nhớ. Các vấn đề về thở làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ và chứng sa sút trí tuệ ở những người cao tuổi.

1. Vấn đề về hô hấp khi ngủ ảnh hưởng tới trí nhớ như thế nào?

Những người lớn tuổi có nguy cơ gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt tình trạng này hay gặp hơn ở phụ nữ. Những rối loạn này có mối liên quan với các vấn đề liên quan tới trí nhớ đã được nhận thấy trong nhiều nghiên cứu.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã so sánh nguy cơ mắc các vấn đề về trí nhớ và chứng sa sút trí tuệ ở một nhóm 298 phụ nữ với độ tuổi trung bình là 82. Nhóm những người nghiên cứu được đánh giá về chứng rối loạn nhịp thở trong giấc ngủ từ năm 2002 đến 2004 và sau đó được kiểm tra tình trạng trí nhớ gần 5 năm sau đó. Vào cuối cuộc nghiên cứu, 36% phụ nữ đã phát triển các vấn đề về trí nhớ nhẹ (20%) hoặc sa sút trí tuệ (16%). Kết quả cho thấy 45% phụ nữ bị rối loạn nhịp thở khi ngủ phát triển các vấn đề về trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ, so với 31% ở những người không bị rối loạn giấc ngủ.

Các nhà nghiên cứu phát hiện lượng oxy cung cấp cho não bị giảm xuống khi gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ dẫn tới các vấn đề trí nhớ hoặc tình trạng sa sút trí tuệ. Ngoài ra, vấn đề ngưng thở khi ngủ còn có thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý mạn tính và đặc biệt nó có liên quan tới tình trạng trầm cảm.

suy giảm trí nhớ
Các vấn đề về thở làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ

2. Những chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp?

Chứng ngưng thở khi ngủ được chia thành nhiều dạng khác nhau bao gồm:

  • Khó thở khi ngủ: Hay còn gọi chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, đây là tình trạng phổ biến nhất, khiến bạn bị ngưng thở khi đang ngủ. Sự tắc nghẽn trong đường thở này khiến lưỡi rơi vào vòm miệng hoặc cổ họng, có thể gây khó thở. Khi điều này xảy ra, hơi thở ngừng lại và khiến bạn thức giấc, đôi khi thức giấc với nỗi sợ hãi do không thở được. Chứng tắc nghẽn có thể gặp ở bất kỳ ai, một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan tới tuổi, thừa cân béo phì, nằm ngửa khi ngủ, uống nhiều rượu, tiền sử gia đình...
  • Ngưng thở khi ngủ trung ương (Central sleep apnea-CSA): Là tình trạng ngưng thở do các tín hiệu bất thường ở não. Đây có thể do một số nguyên nhân tiềm ẩn như sử dụng một số loại thuốc, do bệnh lý ở tim hay cơ quan khác, ngưng thở nguyên phát khi ngủ tình trạng ngừng thở không rõ nguyên nhân. Tình trạng này thường cảnh bảo một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần theo dõi, chẩn đoán bằng các biện pháp cận lâm sàng. Việc điều trị cần được tiến hành giải quyết nguyên nhân gây bệnh, thì có thể cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Ngưng thở khi ngủ hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa khó thở khi ngủ và chứng ngưng thở trung ương. Thường thì cần phải điều trị bằng máy tạo áp lực đường thở dương liên tục ( CPAP).
  • Nghẹt thở về đêm: Đây là tình trạng ít gặp hơn gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này thường do các yếu tố bên ngoài tạo áp lực lên đường thở dẫn tới nghẹt thở. Như thức ăn, gối, thú nhồi bông hoặc đồ chơi...Cho nên cần chú ý những đồ dụng có nguy cơ gây nghẹt thở không cần thiết để tránh nguy cơ nghẹt thở, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.
suy giảm trí nhớ
Khó thở khi ngủ là tình trạng phổ biến nhất

3. Làm gì để cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ

Trong các nhóm ngưng thở khi ngủ thì chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp để giảm ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Một số biện pháp có thể áp dụng như:

  • Kiểm soát cân nặng: Đối với một số người, khi trọng lượng cơ thể dư thừa có thể làm tăng khả năng bị ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt, chất béo dư thừa trong hoặc xung quanh cổ có khả năng làm giảm nhịp thở của một người và làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ. Giảm cân thừa có thể là một biện pháp rất tốt trong việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Một số việc mà bạn có thể thực hiện để giảm cân bao gồm giảm lượng thức ăn nhanh, hạn chế ăn đồ có nhiều đường, ăn nhiều trái cây rau củ và thường xuyên tập thể dục.
  • Tư thế ngủ nghiêng: Một trong những cách phổ biến nhất để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà là gối định vị cơ thể. Những thiết bị định vị này hoạt động bằng cách giữ cho một người không nằm ngửa khi ngủ. Bởi những người bị tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng bị các cơn ngưng thở khi ngủ nằm ngửa.
  • Lối sống lành mạnh: Ngoài những thay đổi trong lối sống giúp thúc đẩy giảm cân, những thay đổi khác có thể giúp một người giảm các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ. Một số ví dụ bao gồm không hút thuốc, bởi có thể dẫn đến sưng đường hô hấp trên, dẫn đến ngưng thở khi ngủ; hạn chế uống rượu vì nó có thể làm giãn cơ hầu họng và tăng khả năng ngủ ngáy.
  • Nâng cao đầu giường: Ngủ với đầu giường ở một góc khoảng 60 độ, có thể giúp giảm số lần ngưng thở. Giải pháp này có thể hiệu quả đối với những người bị chứng ngưng thở khi ngủ trầm trọng hơn khi họ nằm ngửa nhưng lại cảm thấy khó ngủ khi nằm nghiêng. Mọi người sẽ có thể đạt được tư thế này bằng cách ngủ trên giường hoặc ghế có phần trên có thể điều chỉnh được. Ngoài ra, có thể sử dụng gối hoặc mua một miếng lót cơ thể cho phần thân trên, để giữ cho đầu được nâng cao.
  • Dụng cụ răng miệng hoặc nha khoa: Một biện pháp khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà khác là đeo một thiết bị miệng giữ lưỡi hoặc hàm ở một vị trí nhất định để giúp thở tốt hơn. Điều đó tránh tình trạng lưỡi bị tụt vào gây khó thở.

Các rối loạn về nhịp thở khi ngủ đã được công nhận gây ra những ảnh hưởng tới giấc ngủ bởi nhiều nghiên cứu khoa học. Nếu bạn gặp phải tình trạng này cần khám tại cơ sở y tế để biết nguyên nhân và có những cách khắc phục phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, medicinenet.com, medicalnewstoday.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan