Uống thuốc cường giáp có mang thai được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Khắc Hiệu - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Rối loạn tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề sinh sản đáng kể cho phụ nữ và việc xét nghiệm bệnh tuyến giáp nên được xem xét đối với những phụ nữ có vấn đề về khả năng sinh sản và bị sảy thai sớm nhiều lần. Vậy phụ nữ uống thuốc cường giáp có mang thai được không?

1. Hormone tuyến giáp và những vấn đề liên quan khi mang thai

Một nghiên cứu mới cho thấy mức độ cao của hormone tuyến giáp có thể gây độc trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ Samuel Refetoff, thuộc khoa di truyền và y học phân tử tại Đại học Chicago cho biết, tỷ lệ sẩy thai tăng gấp 3 đến 4 lần ở những bà mẹ có hormone tuyến giáp dư thừa. Trong những tuần đầu, hormone tuyến giáp để thai nhi phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp hormone tuyến giáp của người mẹ. Nếu không đủ hormone, thai nhi sẽ bị suy giảm phát triển trí tuệ và thậm chí tử vong. Tuy nhiên, lượng hormone dư thừa cũng có hại và có thể tệ hơn là quá ít.

2. Hội chứng di truyền liên quan đến hormone tuyến giáp và việc mang thai

Trong nghiên cứu tập trung vào một gia đình có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha mắc hội chứng di truyền liên quan đến kháng hormone tuyến giáp cho thấy những người bị đột biến này sẽ sản sinh ra nhiều hormone tuyến giáp hơn bình thường. Tuy nhiên, sự dư thừa là bình thường đối với họ, vì vậy họ không bị tăng chuyển hóa, nhịp tim và các vấn đề khác thường do lượng hormone dư thừa gây ra.

Đối với phụ nữ có đột biến di truyền này, việc mang thai có thể bị ảnh hưởng. Nếu đứa trẻ không có đột biến này thì lượng hormone tuyến giáp dư thừa của mẹ cũng sẽ trở nên quá mức đối với thai nhi. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hồ sơ bệnh án của 167 thành viên trong gia đình, bao gồm 36 cặp vợ chồng và so sánh thời kỳ mang thai của các bà mẹ bị ảnh hưởng hoặc người cha bị ảnh hưởng bởi đột biến này với những người không có đột biến và xem xét tỷ lệ sẩy thai, cân nặng sơ sinh và nồng độ hormone tuyến giáp của trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy các cặp vợ chồng có người mẹ mang đột biến thì số ca sẩy thai nhiều hơn 23%, so với 2% đối với thai kỳ có người cha mang đột biến và 4% đối với thai kỳ có mẹ không mang đột biến.

Những đứa trẻ không có đột biến (không bị kháng hormone tuyến giáp) sinh ra từ những bà mẹ có mang đột biến (những người có hàm lượng hormone tuyến giáp cao) có cân nặng nhỏ hơn đáng kể so với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ không mang đột biến. Do mức độ hormone tuyến giáp cao của người mẹ, trẻ sơ sinh có hệ thống tuyến giáp bình thường phản ứng bằng cách không tạo ra hormone tuyến giáp của chính mình. Trong vòng vài tuần sau khi sinh, chúng bắt đầu tạo ra hormone tuyến giáp của riêng mình. Từ nghiên cứu nhận ra rằng: Nồng độ cao của hormone tuyến giáp có thể gây ra tác động xấu trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Hẹp môn vị là bệnh lý có liên quan đến yếu tố gia đình và di truyền
Hội chứng di truyền được chứng minh có liên quan đến hormone tuyến giáp và việc mang thai

3. Đến gặp bác sĩ khi có vấn đề về tuyến giáp

Bác sĩ Ellen Seely, giám đốc phòng khám rối loạn nội tiết liên quan đến thai nghén tại Bệnh viện Brigham-Women's ở Boston cũng nhận thấy tỉ lệ sẩy thai cao ở những người mẹ mang đột biến kháng tuyến giáp.

Tuy nhiên, các rối loạn về tuyến giáp là quan trọng nhưng có thể kiểm soát được. Do đó, những phụ nữ có vấn đề về tuyến giáp và đang có kế hoạch mang thai nên thảo luận với bác sĩ về sự thay đổi về liều lượng của hormone tuyến giáp.

Nếu bạn phát hiện mình có thai hãy đi xét nghiệm máu ngay lập tức. Xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Theo bác sĩ Ashi Daftary, giáo sư y học về bà mẹ và thai nhi tại Đại học Y Pittsburgh, hầu hết các ca sẩy thai là do khiếm khuyết nhiễm sắc thể không phải do các yếu tố như nồng độ hormone. Hầu hết phụ nữ dùng thuốc cường giáp sẽ không cần thay đổi liều lượng khi mang thai. Thay vì điều chỉnh 30% lượng thuốc chỉ vì họ đang có thai, bác sĩ nên theo dõi chặt chẽ từ rất sớm để có thể đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Một số lượng lớn phụ nữ dùng thuốc tuyến giáp sẽ không cần bất kỳ sự gia tăng nào về liều lượng.

4. Uống nhiều hơn Hormone tuyến giáp nếu mang thai

Ngay khi biết mình mang thai, phụ nữ dùng hormone tuyến giáp nên tăng liều lượng. Nhu cầu hormone tuyến giáp của phụ nữ tăng lên trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Trong những tuần này, thai nhi phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp hormone tuyến giáp của người mẹ. Erik K. Alexander, bác sĩ tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham ở Boston và các đồng nghiệp lưu ý rằng nếu thiếu hụt hormone này thì thai nhi có nguy cơ bị suy giảm sự phát triển tâm thần và thậm chí tử vong. Nhóm nghiên cứu của Alexander phát hiện ra rằng hầu hết phụ nữ cần thêm hormone tuyến giáp bắt đầu từ khoảng 8 tuần sau khi mang thai. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên được kiểm tra tình trạng thiếu hụt tuyến giáp.

Các vấn đề về tuyến giáp thường gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản của phụ nữ kể cả tuyến giáp hoạt động quá mức và kém hoạt động. Điều trị ngay cả những bệnh nhẹ có thể cải thiện cơ hội mang thai, có thể giảm nguy cơ sẩy thai và cải thiện sức khỏe của em bé.

Mang bầu khi uống thuốc điều trị cường có ảnh hưởng thai nhi không?
Phụ nữ dùng hormone tuyến giáp nên tăng liều lượng khi biết mình mang thai

5. Sự cố tuyến giáp có thể gây hại cho khả năng sinh sản của phụ nữ

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sản khoa & Phụ khoa cho thấy 2,3% phụ nữ có vấn đề về sinh sản có tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), so với 1,5% ở dân số chung. Tình trạng này cũng liên quan đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Bất thường trong chức năng tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và dẫn đến giảm tỷ lệ thụ thai, tăng nguy cơ sẩy thai và kết quả bất lợi cho thai kỳ và trẻ sơ sinh.

Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thiểu năng tuyến giáp, cường giáp và vô sinh cũng như các kết quả bất lợi khi mang thai và sơ sinh. Do đó, tầm soát định kỳ về rối loạn chức năng tuyến giáp khi bắt đầu mang thai và đặc biệt là khi tìm cách điều trị khả năng sinh sản hoặc chống chọi với sẩy thai là việc làm cần thiết.

Tuyến giáp sản xuất hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Những thay đổi trong chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản trước, trong và sau khi thụ thai.

Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) ảnh hưởng đến khoảng 0,5 % phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo các nhà nghiên cứu, ở trẻ em và thanh thiếu niên tình trạng này có liên quan đến sự chậm trễ trong việc trưởng thành giới tính. Nghiên cứu mới cho thấy, ở phụ nữ trưởng thành suy giáp có liên quan đến các vấn đề kinh nguyệt và thiếu rụng trứng trong một số trường hợp.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, bệnh tuyến giáp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề trong thai kỳ, bao gồm sẩy thai, tiền sản giật, thai nhi phát triển kém, sinh non và thai chết lưu. Tuy nhiên, với việc sàng lọc thích hợp và xử trí kịp thời những rủi ro này có thể được giảm thiểu đáng kể. Tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức và kém hoạt động rất phổ biến ở những phụ nữ trẻ khỏe mạnh và khuyến cáo hiện tại của Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ là nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 35. Rối loạn tuyến giáp có thể khiến bệnh nhân không thể rụng trứng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề kinh nguyệt không đều.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan