Thuốc Coldi B có thể dùng cho bà bầu được không?

Thuốc xịt mũi Coldi B là thuốc gì? Thuốc xịt mũi Coldi B có dùng được cho bà bầu không? Cách dùng và liều dùng khi sử dụng thuốc là gì? Cùng tìm hiểu và phân tích qua bài viết dưới đây!

1. Coldi B là thuốc gì?

Coldi B là dòng thuốc xịt mũi được bào chế dưới dạng dung dịch, chứa các hoạt chất như Oxymetazolin hydrochloride (7,5mg); Camphor(1,1 mg); Menthol (1,5mg) và tá dược vừa đủ 15l (Alcol polyvinyl, Acid Citric, Natri hydroxide, Thimerosal, Propylene glycol); nước cất.

Hoạt chất Oxymetazolin hydroclorid trong Coldi B là dẫn chất imidazol. Hoạt chất này được ví giống như thần kinh giao cảm. Thuốc có tác dụng co mạch mũi, giải lưu lượng máu và sung huyết mũi. Với cơ chế tác động lên các thụ thể alpha-adrenergic ở tiểu động mạch niêm mạc mũi. Ngoài ra, thuốc còn làm thông lỗ vòi nhĩ khi bị tắc. Giúp mũi được thông khí trong một thời gian ngắn từ vòng 5 – 10 phút.

Thuốc xịt mũi Coldi B được chỉ định điều trị với các chứng: Ngạt mũi, sổ mũi, viêm xoang, cảm cúm, viêm mũi họng,...

2. Sử dụng thuốc Coldi B như thế nào?

Dùng thuốc xịt mũi Coldi-b nhiều có hại không? Thuốc xịt mũi Coldi B là một loại thuốc bán theo đơn vì thế cần được sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng. Sử dụng liều lượng như thế nào phụ thuộc vào độ tuổi và triệu chứng của bệnh. Liều dùng thường xịt vào mũi khoảng 2 - 3 lần. Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn nên xịt vào mũi 2 lần/ ngày vào sáng và tối.

Cách sử dụng: Cầm lọ thuốc theo phương thẳng đứng và xịt dứt khoát vào mũi, đồng thời hít nhẹ để thuốc đi sâu vào khoang mũi.

Trên đây là liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo. Vì tùy từng trường hợp mà sẽ có liều lượng sử dụng thuốc hợp lý. Hãy dùng thuốc theo sự chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ thăm khám bạn.

3. Những trường hợp không nên sử dụng Coldi B

Thuốc xịt Coldi B chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Phụ nữ mang thai;
  • Người có công việc lái xe hoặc vận hành máy móc;
  • Những người dị ứng với các thành phần có trong thuốc;
  • Người bị viêm tai mũi họng do virus, nấm;
  • Người bị viêm dây thần kinh và thính giác;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi, bị trầm cảm, glocom góc đóng.

4. Tác dụng phụ của thuốc Coldi B với cơ thể

Khi sử dụng tại chỗ, Oxymetazoline có 1 số phản ứng phụ thoáng qua như khô niêm mạc mũi, tăng huyết áp, tim đập nhanh, loạn nhịp, kích ứng niêm mạc ở nơi tiếp xúc, phản ứng xung huyết trở lại (có thể xảy ra khi dùng dài ngày)....

  • Hay gặp: Kích thích tại chỗ;
  • Rất ít gặp: hắt hơi, khô họng và miệng;
  • Rất hiếm gặp: buồn nôn, chóng mặt, đánh trống ngực, loạn nhịp, đau đầu,...

Nếu sử dụng thuốc gặp những tác dụng phụ nêu trên, bạn cần ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.

5. Thuốc xịt mũi Coldi B dùng cho phụ nữ mang thai được không?

Theo một số thông tin cho biết việc dùng thuốc Coldi B trong thời gian mang thai cực kỳ nguy hiểm. Dù là sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hay thuốc xịt đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, trên bao bì thuốc cũng có ghi “chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai”. Chính vì thế, các thí nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc xịt mũi Coldi B có khả năng tác động tới thai nhi trong bụng mẹ. Đối với mẹ bầu mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Tại trung tâm chuyên nghiên cứu những di tật ở trẻ sơ sinh của Đại học Boston (Mỹ) do nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Allen Mitchell đứng đầu công bố thuốc xịt mũi Coldi B có thể gây dị tật ở trẻ. Kết quả được dựa trên phân tích hơn 12.700 trẻ sơ sinh bị dị tật và 7.600 trẻ sơ sinh bình thường trong suốt 17 năm (1993 -2010). Thông qua tìm hiểu các loại thuốc các mẹ bầu đã sử dụng trong thai kỳ.

Thuốc thông mũi có chứa hoạt chất pseudoephedrine là loại thuốc không cần ghi toa được các bà bầu sử dụng nhiều nhất.

Hoạt chất Phenylephrine (có trong thuốc Sudafed, dùng để điều trị cảm lạnh, dị ứng, phù nề, sốt) dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến trẻ sơ sinh tăng nguy cơ mắc các dị tật về tim hơn gấp 8 lần.

Hoạt chất phenylpropanolamin (trong thuốc Acutrim) khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến thính giác và dạ dày nhiều hơn 8 lần.

Hoạt chất Pseudoephedrine (dùng điều trị mắt, tai mũi họng) khiến trẻ có nguy cơ mắc khuyết tật ở các chi nhiều hơn 3 lần.

Hoạt chất Imidazolines (trong thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt) có nguy có gây nên các kết nối bất thường giữa khí quản và thực quản cao gấp 2 lần.

Theo thống kê, có tới 3% số trẻ sơ sinh mắc các dị tật trên và cần được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không phải tất cả những trường dị tật trên đều đe dọa tới tính mạng trẻ.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc xịt mũi cho bà bầu

Dưới đây là tất cả những lưu ý khi mang thai sử dụng các dòng thuốc xịt mũi điều trị ngạt mũi, sổ mũi, cảm cúm, viêm mũi dị ứng,...

  • Sử dụng theo đơn của bác sĩ:

Việc đầu tiên là tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc xịt thông mũi khi mang thai. Khi mang thai và có những biểu hiện như ngạt mũi thì mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

Mặc dù những dòng thuốc xịt mũi thường an toàn hơn thuốc dạng uống. Tuy nhiên, khi mang bầu không phải thuốc nào cũng có thể dùng được. Đặc biệt là những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hay bị dị ứng thì nên đặc biệt thận trọng khi dùng.

  • Không dùng dài ngày:

Thuốc xịt thông mũi có thể làm giảm tình trạng ngạt mũi cho bà bầu khá tốt. Tuy nhiên, bà bầu không nên sử dụng thuốc trong thời gian lâu dài, tối đa chỉ nên dùng trong 3 ngày rồi dừng.

Kể cả những dòng thuốc được thông báo an toàn cho phụ nữ mang thai thì việc sử dụng dài ngày cũng không đảm bảo, dễ bị nhờn thuốc. Thậm chí việc sử dụng thuốc quá nhiều khiến ngạt mũi nặng hơn, thủng vách ngăn mũi,... Mẹ bầu nên nhớ, các dòng thuốc xịt mũi chỉ hỗ trợ giảm thiểu tình trạng chứ không phải là thuốc chữa bệnh.

  • Tránh dùng thuốc xịt mũi kết hợp co mạch:

Theo các bác sĩ khuyến cáo, mẹ bầu không nên sử dụng thuốc xịt mũi có kết hợp co mạch. Bời vì, trong thuốc có chứa các chất có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Việc sử dụng thuốc thường xuyên cũng xảy ra phản ứng phụ và dễ bị nhờn thuốc với cả những người bình thường.

Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc Coldi B có dùng được cho bà bầu không? Trong quá trình sử dụng thuốc nếu bắt gặp bất cứ biểu hiện bất thường nào. hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan