Nhận biết các cơn chuyển dạ tự nhiên khi mang thai ở tuần 39

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.

Không phải lúc nào quá trình chuyển dạ cũng diễn ra một cách tự nhiên mà cần phải thông qua sự can thiệp và trợ giúp của các bác sĩ. Để sinh con khỏe mạnh và an toàn, bà bầu nên nhận biết các cơn chuyển dạ tự nhiên khi mang thai ở tuần 39.

1. Khởi phát chuyển dạ là gì?

Khởi phát chuyển dạ là quá trình mà bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác để khởi phát chuyển dạ.

2. Tại sao cần khởi phát chuyển dạ?

Khởi phát chuyển dạ là việc kích thích các cơn gò tử cung giúp sản phụ sinh con qua ngã âm đạo. Khởi phát chuyển dạ được đề nghị khi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé có nguy cơ gặp nguy hiểm.

Ngoài một số điều kiện khuyến nghị khởi phát chuyển dạ đối với những phụ nữ khỏe mạnh mang thai ở tuần 39 trong lần mang thai đủ tháng đầu tiên có thể được thực hiện khởi phát chuyển dạ giúp giảm nguy cơ sinh mổ.

3. Chỉ định khởi phát chuyển dạ ở tuần 39

Bác sĩ sẽ chỉ định khởi phát chuyển dạ ở tuần 39 cho phụ nữ mang thai trong các trường hợp sau:

  • Đây là lần mang thai đủ tháng đầu tiên
  • Chỉ mang một bào thai
  • Cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.
mang-thai-tuan-39-1
Lần mang thai đủ tháng đầu tiên là trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định khởi phát chuyển dạ

4. Có thể thực hiện khởi phát chuyển dạ trước tuần 39 không?

Không nên thực hiện khởi phát chuyển dạ khi mẹ và thai nhi vẫn khỏe mạnh và không gặp bất cứ nguy hiểm nào. Bởi vì, trẻ sinh ra sau tuần 39 thường có điều kiện sức khỏe tốt hơn so với trẻ sinh trước tuần 39. Chỉ trong trường hợp sức khỏe của mẹ và bé xảy ra các rủi ro, khởi phát chuyển dạ trước tuần 39 sẽ được thực hiện.

Nên cân nhắc thực hiện khởi phát chuyển dạ ở tuần 39 để giảm nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định. Phụ nữ khỏe mạnh chuyển dạ ở tuần 39 thường có tỷ lệ tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ thấp hơn so với phụ nữ không có khởi phát chuyển dạ ở tuần 39.

5. Khởi phát chuyển dạ được thực hiện như thế nào?

Dưới đây là một số cách để thực hiện khởi phát chuyển dạ:

  • Làm chín muồi cổ tử cung: Là quá trình làm mềm và mỏng cổ tử cung để chuẩn bị cho sinh sản. Trước khi chuyển dạ, bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số Bishop để đánh giá mức độ sẵn sàng của cổ tử cung để khởi phát chuyển dạ. Với hệ thống tính điểm này, một dãy từ 0-13 được đưa ra để đánh giá tình trạng của cổ tử cung. Nếu chỉ số Bishop thấp hơn 6 có nghĩa là cổ tử cung của thai phụ chưa sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ.
  • Lóc ối: Bác sĩ sẽ quét một ngón tay đeo găng để tách màng mỏng kết nối túi ối với thành tử cung. Hành động này khiến cơ thể thai phụ giải phóng các tuyến tiền liệt tự nhiên, giúp làm mềm cổ tử cung và có thể gây ra các cơn co thắt.
  • Oxytocin: Là hormone gây co bóp tử cung. Nó có thể được sử dụng để bắt đầu chuyển dạ hoặc tăng tốc độ chuyển dạ. Các cơn co thắt thường bắt đầu khoảng 30 phút sau khi dùng oxytocin.
  • Làm vỡ túi ối: Để phá vỡ túi ối, bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trong túi ối bằng thủ thuật chọc ối, được thực hiện sau khi cho sản phụ sử dụng oxytocin. Phẫu thuật chọc ối được thực hiện để bắt đầu chuyển dạ khi cổ tử cung bị giãn và mỏng ra và đầu thai nhi đã di chuyển xuống xương chậu. Hầu hết phụ nữ chuyển dạ trong vòng vài giờ sau khi vỡ ối.
mang-thai-tuan-39-2
Làm vỡ túi ối là một trong những cách khởi phát chuyển dạ

6. Những rủi ro của khởi phát chuyển dạ là gì?

Với một số phương pháp khởi phát chuyển dạ có thể khiến tử cung bị kích thích quá mức và dẫn đến co bóp quá thường xuyên. Quá nhiều cơn co thắt có thể dẫn đến thay đổi nhịp tim của thai nhi. Các nguy cơ khác của chín muồi cổ tử cung và khởi phát sinh có thể gây ra nhiễm trùng ở mẹ và bé, vỡ tử cung, nguy cơ sinh mổ và thậm chí là tử vong thai nhi.

7. Khởi phát chuyển dạ có hiệu quả không?

Đôi khi khởi phát chuyển dạ thất bại và sản phụ phải thực hiện cách khởi phát chuyển dạ khác hoặc sinh mổ. Phụ nữ chuyển dạ nên được sử dụng oxytocin ít nhất 12- 18 giờ sau khi lóc ối.

8. Những lý do nên tránh sinh mổ?

Sinh mổ là hình thức phẫu thuật giúp em bé được đưa ra khỏi tử cung của mẹ mà không qua đường âm đạo như sinh thường. Sinh mổ có thể gây ra một số rủi ro nhất định, bao gồm:

  • Chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương ruột hoặc bàng quang
  • Thời gian phục hồi lâu hơn so với sinh thường
  • Sinh mổ cũng làm tăng rủi ro cho lần mang thai tiếp theo, bao gồm các vấn đề về nhau thai, vỡ tử cung và cắt tử cung.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn Acog.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan