Nguyên nhân và tiêu chuẩn chẩn đoán chuyển dạ kéo dài

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Hồng Chính - Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Sinh con là một trải nghiệm tuyệt vời của mọi phụ nữ, cơn co tử cung là động lực cơ bản giúp đẩy em bé ra khỏi tử cung. Thời gian chuyển dạ trung bình khoảng 12 đến 18 giờ, đôi khi có thể nhanh hơn. Chuyển dạ có thể được xác định theo giai đoạn chuyển dạ, tiến triển độ xóa mở cổ tử cung có thích hợp quá trình chuyển dạ hay không.

1. Nguyên nhân chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài là cuộc chuyển dạ vì nguyên nhân nào đó em bé của bạn không được sinh ra sau 20 giờ khi đã có chuyển dạ thực sự, có một số chuyên gia cho rằng thời gian này là 24 giờ hoặc pha tích cực trên 7 giờ. Nếu bạn mang song thai thì thời gian sẽ tính mốc 16 giờ. Trong trường hợp này, người thầy thuốc phải chỉ định can thiệp bằng thuốc hay thủ thuật hoặc phẫu thuật mổ lấy thai.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chuyển dạ kéo dài, nhưng thường gặp nhất 3 nhóm nguyên nhân sau:

Về phía mẹ:

  • Bất thường về khung chậu: Khung chậu giới hạn, khung chậu hẹp, khung chậu lệch...
  • Bệnh lý toàn thân: Lao, tiền sản giật, bệnh tim..
  • Các khối u ở tiểu khung cản trở đường ra của thai: u xơ tử cung, u buồng trứng (u tiền đạo)...
  • Cổ tử cung không tiến triển.
  • Rối loạn cơn co tử cung: thưa yếu, mau mạnh, không đều
  • Mẹ rặn yếu
  • Mẹ kém chịu đựng, mẹ rặn yếu, có sẹo mổ ở tử cung (sẹo mổ đẻ cũ, sẹo bóc u xơ...)
Cơn gò tử cung
Rối loạn cơn co tử cung có thể gây chuyển dạ kéo dài

Về phía thai:

  • Thai to (ước từ 3500 gram trở lên đối với con so, từ 4000 gram đối với con rạ).
  • Thai bất thường: não úng thủy, bụng cóc...
  • Các ngôi bất thường: ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mặt cằm sau.

Về phía phần phụ của thai:

4 loại rau tiền đạo thường gặp ở bà bầu
Một số loại rau tiền đạo

Video đề xuất:

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh bà bầu cần đặc biệt ghi nhớ

2. Chẩn đoán chuyển dạ kéo dài

Chẩn đoán chuyển dạ kéo dài dựa vào biểu đồ chuyển dạ của WHO năm 2002 hoặc khi có 1 hay nhiều trong các triệu chứng sau:

  • Chuyển dạ pha hành động, kéo dài quá 7 giờ, chuyển pha hành động.
  • Cổ tử cung ngừng tiến triển.
  • Khám thấy độ lọt của ngôi thai không tiến triển.
  • Xuất hiện các dấu hiệu của chồng khớp sọ, bướu huyết thanh.
  • Thai suy, rối loạn cơn co tử cung...

3. Các nguy cơ của chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài tăng nguy cơ mổ lấy thai và có thể dẫn đến những biến chứng, di chứng nặng nề sau:

Gây tê và giảm đau trong khi sinh: Những điều cần biết
Chuyển dạ kéo dài có thể gây nguy hiểm đến thai nhi

4. Xử trí chuyển dạ kéo dài

Khi đã chẩn đoán chuyển dạ kéo dài thì người thầy thuốc phải có thái độ khẩn trương, tích cực để đưa ra những chỉ định xử trí phù hợp với từng nguyên nhân cụ thể:

  • Đánh giá cơn co tử cung đã đủ và thích hợp với giai đoạn chuyển dạ chưa?
  • Đôi khi giảm đau, nghỉ ngơi, thay đổi tư thế sẽ giúp bà bầu thư giãn sẽ giúp quá trình chuyển dạ tiến triển tốt hơn
  • Theo dõi sát tim thai vì nguy cơ suy thai.
  • Tìm nguyên nhân gây chuyển dạ kéo dài và xử trí theo nguyên nhân

Can thiệp: Đưa ra những chỉ định xử trí phù hợp với từng nguyên nhân cụ thể.

  • Thai to hoặc nghi bất cân xứng thai nhi và khung chậu: Làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm
  • Rối loạn cơn co tử cung, cổ tử cung không tiến triển: truyền Oxytocin nếu cơn co tử cung thưa yếu, cho thuốc giảm co nếu cơn co cường tính.
  • Thai suy: hồi sức tim thai.
  • Theo dõi sát chuyển dạ bằng biểu đồ chuyển dạ, đánh giá hiệu quả của việc xử trí.
Chuyển dạ
Chuyển dạ kéo dài cần được xử trí sớm

4.1. Chỉ định mổ lấy thai trong những trường hợp sau:

  • Ngôi bất thường, nghiệm pháp lọt thất bại
  • Cơn co tử cung cường tính
  • Cổ tử cung mở hết, đầu chưa lọt, thai suy
  • Cổ tử cung mở hết > 01 h đầu không lọt
  • Dọa vỡ tử cung khi cổ tử cung chưa mở hết

4.2. Chỉ định lấy thai đường dưới can thiệp forceps khi:

  • Dọa vỡ tử cung, cổ tử cung mở hết, đầu lọt thấp
  • Cổ tử cung mở hết, thai suy hoặc mẹ rặn yếu, đầu lọt thấp

Chuyển dạ kéo dài là cuộc chuyển dạ đòi hỏi sự can thiệp của người thầy thuốc, tuy nhiên người thầy thuốc cần phải đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời vì nếu can thiệp quá sớm sẽ làm tỷ lệ can thiệp thủ thuật hay mổ lấy thai tăng lên. Ngược lại, nếu quá muộn thì lại gây nguy cơ tai biến cho mẹ và cho con.

Video đề xuất:

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan