Làm thế nào để phát hiện sớm thai chậm phát triển trong tử cung?

Bài viết bởi Bác sĩ Nguyễn Quang Nam - Trung tâm Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Quá trình mang thai mang đến cho người mẹ vô vàn niềm hạnh phúc nhưng cũng không ít mệt mỏi, lo lắng. Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì thai phụ cũng cần biết được những dấu hiệu thai chậm phát triển trong tử cung để kịp thời có hướng xử lý.

1. Thế nào là thai chậm phát triển?

Thai chậm phát triển được định nghĩa là thai:

  • Có cân nặng nhỏ hơn 3 percentile
  • Có cân nặng nhỏ hơn 10 percentile kèm bất thường doppler
  • Thai có cân nặng bình thường nhưng không phát triển

Thai chậm phát triển là vấn đề sản khoa phức tạp, ảnh hưởng 5-7% thai kỳ, gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng như: Thai lưu hoặc gây các hậu quả lâu dài như: Tổn thương não, chậm phát triển tinh thần, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp khi trưởng thành, rối loạn chuyển hóa.

Thai lưu 7 tuần
Thai chậm phát triển có thể dẫn tới hậu quả làm thai chết lưu

2. Nguyên nhân thai chậm phát triển

  • Nguyên nhân do mẹ: Cao huyết áp, bệnh tim, thận, HC antiphospholipid, hút thuốc lá, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng...
  • Nguyên nhân do thai: Đa thai, nhiễm trùng, bất thường NST
  • Nguyên nhân do nhau thai: Suy bánh nhau, dây rốn bám màng

Trên thực tế, thai chậm phát triển thường không có dấu hiệu lâm sàng nhiều khi lại xảy ra trên bệnh nhân béo càng làm khó khăn cho chẩn đoán. Vì vậy, thai phụ không thể tự nhận biết được khi nào thai chậm phát triển mà cần khám và quản ký thai kỳ ở các cơ sở chuyên về sản khoa. Cách phát hiện tốt nhất là bác sĩ dùng máy siêu âm để kiểm tra cụ thể tình hình phát triển cân nặng của em bé và đối chiếu với bảng phát triển của thai nhi để biết em bé đang phát triển như thế nào.

Ngoài ra, bác sĩ còn dựa vào nhiều yếu tố nguy cơ của mẹ để tầm soát thai chậm phát triển như: Mẹ có bệnh lý mạn tính (tiểu đường, cao huyết áp, HC antiphospholipid...)

Bị tiểu đường tuýp 2 có nên ăn các loại củ quả?
Mẹ mắc các bệnh mãn tính khiến thai nhi chậm phát triển

3. Các biện pháp hạn chế thai chậm phát triển trong tử cung

Các biện pháp hạn chế thai chậm phát triển trong tử cung bao gồm:

  • Các cặp vợ chồng khi có kế hoạch mang thai cần đến gặp bác sĩ để khám và tư vấn về sản khoa cũng như di truyền.
  • Khi có thai phải được khám và quản lý thai kỳ ở cơ sở chuyên khoa.
  • Không uống rượu, bia, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá khi mang thai
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu.
  • Có chế độ vận động tích cực, tốt nhất đạt 150 phút/ tuần.

Tóm lại, thai chậm phát triển là vấn đề hay gặp trong thai kỳ, để lại nhiều hậu quả không tốt cho cả em bé và mẹ. Thai chậm phát triển chỉ có thể phát hiện qua việc thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Khi có thai các mẹ cần được khám và siêu âm thai định kỳ theo dõi sự phát triển của thai.

Siêu âm đường mật
Siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển thai nhi

Đối với những bà mẹ không may em bé bị chậm phát triển thì hãy bình tĩnh làm theo hướng dẫn của bác sĩ, thai chậm phát triển vẫn có thể có kết thúc tốt nhưng cần được bác sỹ quản lý và kết thúc thai kỳ đúng thời điểm.

Video đề xuất:

Cách tính tuổi thai như thế nào?

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan