Khám hiếm muộn khác gì khám sản phụ khoa thông thường?

Bài viết được viết bởi ThS, BS. Nguyễn Thị Xuyến, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Khám hiếm muộn - đặc biệt là nữ giới - có nhiều điểm rất khác so với khám phụ khoa thông thường. Bài viết sau đây giúp bạn hiểu rõ hơn về những việc cần làm khi khám hiếm muộn.

Khám hiếm muộn là khám những gì?

Không giống khám sản phụ khoa thông thường cho nữ, khám hiếm muộn không chỉ khám vợ mà cần khám cả cặp vợ chồng.

Khi khám hiếm muộn cho vợ: Không chỉ tìm hiểu các bệnh lý viêm nhiễm thông thường như khi khám phụ khoa (nhiễm nấm, viêm do tạp khuẩn, lậu, chlamydia hoặc giải phẫu bất thường ở tử cung phần phụ như âm đạo có vách ngăn, tử cung có polyp, u xơ tử cung, u buồng trứng...), khám hiếm muộn còn đánh giá cả chức năng sinh sản thông qua các xét nghiệm nội tiết chuyên sâu đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng, trục nội tiết dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng, chụp tử cung vòi trứng đánh giá mức độ thông của loa vòi và hình thái buồng tử cung, điều trị các bệnh lý dẫn đến vô sinh hiếm muộn hoặc muộn con như buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, giảm dự trữ buồng trứng, u tuyến yên.

Khi khám hiếm muộn cho chồng: Cần xét nghiệm tinh dịch đồ đánh giá khả năng sinh sản của người chồng, đánh giá chức năng tình dục, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

Khám hiếm muộn bắt buộc phải tiến hành khám ở cả vợ và chồng
Khám hiếm muộn bắt buộc phải tiến hành khám ở cả vợ và chồng

Từ các kết quả khám này, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận nguyên nhân hiếm muộn, tư vấn giải thích cho cặp vợ chồng hiểu vấn đề của họ, cùng trao đổi để tìm ra giải pháp tốt nhất điều trị cho cặp vợ chồng như: hướng dẫn theo dõi rụng trứng, hướng dẫn giao hợp tự nhiên, hướng dẫn điều trị thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

Khi nào nên nghĩ đến việc đi khám hiếm muộn?

Vô sinh có 2 loại: Vô sinh nguyên phát là tình trạng vô sinh ở những cặp vợ chồng mà người vợ chưa có thai lần nào. Vô sinh thứ phát là tình trạng vô sinh ở những cặp vợ chồng đã từng sinh con (hoặc mang thai, kể cả những lần thai bị sẩy).

Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng không có thai sau 12 tháng chung sống, giao hợp bình thường mà không sử dụng các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên đối với trường hợp người vợ trên 35 tuổi thì thời gian không có thai này chỉ khoảng 6 tháng là đã được đánh giá có nguy cơ vô sinh.

Các cặp vợ chồng không có thai sau 12 tháng chung sống, giao hợp bình thường mà không sử dụng các biện pháp tránh thai thì nên khám hiếm muốn
Các cặp vợ chồng không có thai sau 12 tháng chung sống, giao hợp bình thường mà không sử dụng các biện pháp tránh thai thì nên khám hiếm muốn

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City) hiện là một trong những địa chỉ uy tín trong khám, điều trị vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam. Trung tâm có các Bác sĩ giàu kinh nghiệm, tu nghiệp tại nước ngoài và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại. Đặc biệt, Trung tâm có các lab, tủ nuôi cấy phôi Times Lapse ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phép theo dõi, đánh giá phôi. Hiện nay, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec đã làm chủ nhiều kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hiện đại, trong đó phải kể đến xét nghiệm miễn dịch niêm mạc tử cung tìm nguyên nhân thất bại làm tổ nhiều lần - một bước tiến mới giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có thêm hy vọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan