Phân biệt cholesterol xấu và tốt

Trong cơ thể con người có 2 loại lipoprotein mang cholesterol đến và đi từ tế bào. Một loại là lipoprotein tỷ trọng thấp, hay còn gọi là LDL, loại còn lại là lipoprotein tỷ trọng cao, chính là HDL. Thông thường sẽ phải làm xét nghiệm máu để định lượng các thành phần này.

1. LDL - Cholesterol xấu

Nếu cơ thể bị tăng LDL, nghĩa là có quá nhiều LDL trong máu. Phần LDL dư thừa này, cùng với một số chất khác, tạo thành mảng bám. Những mảng bám này tụ trên thành động mạch, đây chính là tình trạng mà chúng ta gọi là xơ vữa động mạch.

Bệnh mạch vành xảy ra khi mảng bám tích tụ trong thành các động mạch của tim, khiến các động mạch càng lúc càng xơ chai và hẹp lại. Lúc này, máu lưu thông sẽ bị hạn chế hoặc bị nghẽn. Bởi tim nhận oxy từ máu, tình trạng này làm tim không nhận đủ lượng oxy. Vấn đề này có thể gây ra chứng đau thắt ngực, hoặc khi dòng máu bị tắc hoàn toàn sẽ gây nhồi máu cơ tim.

1.1. Làm thế nào để biết LDL đang ở mức nào?

Xét nghiệm máu có thể định lượng cholesterol, bao gồm cả LDL. Thời điểm và tần suất làm xét nghiệm được bác sĩ khuyến cáo dựa trên độ tuổi, yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình.

Người dưới 19 tuổi:

  • Xét nghiệm lần đầu trong khoảng 9-11 tuổi.
  • Xét nghiệm lại mỗi 5 năm.
  • Một số trẻ có thể làm xét nghiệm từ 2 tuổi nếu như tiền sử gia đình có mỡ máu cao, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ

Người trên 20 tuổi:

  • Người trẻ nên xét nghiệm mỗi 5 năm.
  • Nam giới từ 45-65 tuổi và nữ giới từ 55-65 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu mỗi 1-2 năm.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng LDL trong máu

  • Chế độ ăn: Chất béo bão hòacholesterol trong thức ăn nạp vào làm tăng lượng cholesterol trong máu.
  • Cân nặng: Thừa cân có xu hướng tăng lượng LDL, giảm lượng HDL và tăng cholesterol toàn phần.
  • Hoạt động thể lực: Việc ít hoạt động thể lực làm tăng cân và dẫn dến tăng lượng cholesterol.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm lượng HDL. Vì HDL giúp đẩy LDL ra khỏi động mạch, việc thiếu hụt HDL sẽ góp phần làm tăng lượng LDL.


Hút thuốc lá làm thiếu hụt HDL sẽ góp phần làm tăng lượng LDL.
Hút thuốc lá làm thiếu hụt HDL sẽ góp phần làm tăng lượng LDL.

  • Tuổi và giới tính: Khi nữ giới và nam giới già đi, lượng cholesterol sẽ tăng lên. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có lượng LDL thấp hơn nam giới cùng độ tuổi. Nhưng hậu mãn kinh, LDL ở nữ có xu hướng tăng lên.
  • Gen: Bộ gen phần nào quyết định lượng cholesterol mà cơ thể tạo ra. Mỡ máu cao thường di truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ: bệnh tăng cholesterol trong máu do di truyền là một dạng bệnh tăng mỡ máu di truyền.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm steroid, một số thuốc huyết áp và thuốc điều trị HIV/AIDS có thể làm tăng lượng LDL.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Các bệnh thận mạn tính, đái tháo đường và HIV/AIDS khiến mức LDL tăng cao.
  • Chủng tộc: Một số chủng tộc càng ngày càng có nguy cơ cao về mỡ máu. Ví dụ như, người gốc Phi thường có mức LDL và HDL cao hơn người da trắng.

1.3. Vậy lượng LDL như thế nào là tốt?

LDL càng thấp càng tốt, bởi lẽ lượng LDL cao làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và các vấn đề liên quan. Mức LDL tương ứng với nguy cơ được nêu rõ trong bảng cuối bài.

1.4. Vậy làm thế nào để giảm lượng LDL?

Điều trị bằng cách thay đổi lối sống

Điều trị nội khoa

Trong trường hợp thay đổi lối sống chưa đủ để giảm lượng LDL cần thiết, có thể áp dụng điều trị nội khoa. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm cholesterol, bao gồm cả statin. Mỗi loại thuốc hoạt động theo những cách khác nhau, và dĩ nhiên, có những tác dụng phụ khác nhau. Hãy xin ý kiến chuyên môn của bác sĩ để xem loại thuốc nào phù hợp với bạn. Ngay cả khi đang dùng thuốc, người bệnh cần tiếp tục thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

2. HDL-cholesterol tốt

Các chuyên gia tin rằng, HDL cholesterol (lipoprotein tỷ trọng cao) hay còn gọi là cholesterol tốt, hoạt động giống như người quét đường, thu dọn LDL ra khỏi các động mạch và đưa về gan, nơi mà LDL sẽ bị phân hủy và tống ra ngoài cơ thể. Nhưng HDL không loại bỏ hoàn toàn LDL, chỉ một phần ba đến một phần bốn cholesterol trong máu bị HDL mang đi.

Mức HDL khỏe mạnh có thể bảo vệ cơ thể trước nhồi máu cơ timđột quỵ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lượng HDL thấp làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

2.1. Điều gì khiến HDL tốt như vậy?

HDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng cao. Mỗi hạt cholesterol HDL là một đốm màu siêu nhỏ bao gồm một vành lipoprotein bao quanh một tâm cholesterol. Hạt cholesterol HDL đậm đặc so với các loại hạt cholesterol khác, vì vậy nó được gọi là tỷ trọng cao.

Cholesterol không phải đều xấu. Trên thực tế, cholesterol là một chất béo thiết yếu. Nó cung cấp sự ổn định trong mọi tế bào của cơ thể chúng ta.

Để di chuyển trong máu, cholesterol phải được vận chuyển bởi các phân tử trợ giúp gọi là lipoprotein. Mỗi lipoprotein có định tính riêng về cholesterol và mỗi loại hoạt động khác nhau với cholesterol mà nó chuyên chở.

Các chuyên gia tin rằng cholesterol HDL có thể hoạt động theo nhiều cách hữu ích có xu hướng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim:

  • HDL cholesterol nhặt nhạnh và loại bỏ LDL - cholesterol xấu.
  • HDL làm giảm, tái sử dụng và tái chế cholesterol LDL bằng cách vận chuyển nó đến gan, nơi nó có thể được xử lý lại.
  • Cholesterol HDL hoạt động như một đội bảo trì cho các bức tường bên trong (nội mạc) của các mạch máu. Tổn thương các bức tường bên trong là bước đầu tiên trong quá trình xơ vữa động mạch, gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. HDL chà tường sạch sẽ và giữ cho nó khỏe mạnh.

2.2. Nên làm gì nếu HDL thấp?

Trong trường hợp lượng HDL thấp, người bệnh sẽ thực hiện nhiều bước để tăng mức HDL và giảm nguy cơ bệnh tim như sau:

  • Tập thể dục: Các hoạt động thể chất giúp tăng lượng HDL. Hãy tập các bài tập trung bình ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần.


Tập các bài tập trung bình ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần giúp tăng lượng HDL
Tập các bài tập trung bình ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần giúp tăng lượng HDL

  • Cai thuốc lá, vì thuốc lá làm giảm HDL, khi ngừng hút, lượng HDL có thể tăng lên.
  • Giữ cân nặng khỏe mạnh: bên cạnh việc cải thiện mức HDL, phòng tránh béo phì giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Chọn loại chất béo tốt: Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Có thể tìm thấy những thứ này trong thực vật, các loại hạt và cá như cá hồi hoặc cá ngừ. Và giống như mọi thứ khi ăn, hãy chia thành các phần ăn nhỏ Chỉ một lượng nhỏ chất béo đã chứa rất nhiều calories.

Dưới đây là bảng cholesterol, nêu rõ mức HDL và LDL cũng như nguy cơ và lợi ích của từng mức độ.


Bảng cholesterol.
Bảng cholesterol.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết theo nguồn: Mayoclinic, medlineplus, webmd, heart

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe