Phải làm thế nào khi con nghiện game?

Nghiện game là tình trạng tâm thần thuộc nhóm rối loạn do những hành vi có tính nghiện ngập. Rối loạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của trẻ. Phụ huynh cần có biện pháp giải quyết khi thấy con có biểu hiện của nghiện game.

1. Biểu hiện của trẻ khi nghiện game

Các tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện internet bao gồm mất kiểm soát sử dụng internet, hậu quả lo âu đau khổ rõ ràng (vì không được sử dụng internet), lơ đãng, tính tình thay đổi, không hòa đồng, lên cơn đòi sử dụng máy tính để chơi game, giảm giao tiếp với những người xung quanh, giảm khả năng làm việc và kết quả học tập sút kém. Một người được coi là nghiện game khi chơi trên 6 giờ/ngày và không sử dụng internet để học hành trong thời gian trên 6 tháng.

2. Hậu quả của nghiện game

Nghiện internet có thể là nguyên nhân gây tăng mưu toan tự sát nếu trẻ nghiện game bị trầm cảm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra mối liên quan rõ rệt giữa nghiện internet và các rối loạn tâm thần như trầm cảm, hành vi tự sát, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống, lạm dụng rượu bia và sử dụng các chất gây nghiện.

Các kết quả các nghiên cứu đã chứng minh sử dụng internet dài ngày có thể dẫn tới giảm các chất chuyển vận dopamine làm ứ đọng dopamine ở khe tế bào thần kinh. Hậu quả là có quá nhiều dopamine gây kích thích tế bào thần kinh kế cận dẫn tới tăng khoái cảm và phấn khích.

Tình trạng giảm nồng độ các chất vận chuyển dopamine xảy ra trong các trường hợp sử dụng các chất gây nghiện và các hành vi nghiện ngập khác. Nghiện internet cũng gây giảm cảm giác đối với việc mất tiền bạc. Do đó có thể làm trẻ dửng dưng không lo ngại về hành vi của chúng, dẫn đến khó khăn tâm lý, xã hội và việc làm.

Cho đến nay, các nghiên cứu về hình ảnh não bộ đã chứng minh sự thay đổi cấu trúc và chức năng hoạt động của não ở những đối tượng có nguy cơ nghiện internet.

Nghiện game
Hoạt động của não có thay đổi ở những đối tượng có nguy cơ nghiện internet

3. Cần làm gì khi trẻ nghiện game?

Đưa con đến gặp bác sĩ để tư vấn. Phụ huynh có thể đối chiếu các câu hỏi này với trẻ và gặp bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh của trẻ.

  • Trẻ có tự thấy bản thân cần cắt giảm việc chơi game lại hay không?
  • Trẻ có cảm thấy khó chịu khi nhận những lời chỉ trích từ việc chơi game hay không?
  • Trẻ có bao giờ cảm thấy chơi game là một việc làm không tốt?
  • Có phải game là thứ đầu tiên trẻ nghĩ đến khi thức dậy vào buổi sáng?
  • Có sự thay đổi tiêu cực nào về tâm lý hay không từ khi bạn bắt đầu thói quen này?
  • Trẻ có thấy bản thân mình giảm những mối quan hệ xã hội – mất liên lạc với bạn bè, gia đình?
  • Hiệu suất tại trường học hay nơi làm việc của trẻ giảm sút mà không có điều gì khác có thể lý giải?

Ngoài ra, phụ huynh cần giải thích để trẻ có một cái nhìn tổng quát về các rối loạn tâm thần mắc phải khi chơi game quá nhiều. Khi giải thích, phụ huynh cần kết hợp giữa tác hại và lợi ích của việc chơi game. Không nên quá cấm cản trẻ, vì thông thường càng cấm trẻ lại càng muốn khám phá thêm.

Phụ huynh cũng nên theo dõi thường xuyên các thay đổi hành vi của trẻ. Gọi hoặc gặp bác sĩ tư vấn ngay nếu thấy các biểu hiện bất thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

14.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan