Những xét nghiệm có thể làm sau khi đã chẩn đoán thai chết lưu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thai chết lưu là trường hợp không bà mẹ nào mong muốn khi mang thai. Ngoài nỗi đau mất con, thai chết lưu gây ra cho người mẹ các nguy cơ như chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng, đồng thời còn ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ. Thực hiện các xét nghiệm sau khi đã chẩn đoán thai chết lưu là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và cơ hội mang thai lần sau.

Bác sĩ sẽ hỏi ý kiến sản phụ xem có muốn làm các xét nghiệm trên thai nhi để tìm ra nguyên nhân sau khi thai chết lưu hay không. Các xét nghiệm đó bao gồm:

1. Chọc ối

Trong thủ tục chọc ối, người ta dùng một chiếc kim dài, mỏng được đưa vào bụng của người mẹ để lấy mẫu nước ối xung quanh bào thai, dịch ối có chứa tế bào thai nhi sẽ cho biết thông tin di truyền về đứa trẻ.

Bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ thực hiện xét nghiệm chọc ối trước khi thai phụ sinh nếu cho rằng nguyên nhân gây thai chết lưu là do bất thường bộ gen.

Ưu điểm của xét nghiệm chọc ối là cho kết quả chính xác tới 99% về các rối loạn nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của thai nhi như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh Tay-sachs phá hủy tế bào thần kinh, dị tật ống thần kinh, đặc biệt là Down. Nếu kết quả dương tính, vấn đề di truyền ở trẻ không thể thay đổi, từ đó có xác định nguyên nhân gây thai chết lưu là do rối loạn nhiễm sắc thể của bé.

2. Giải phẫu tử thi

Sau khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan của thai nhi để tìm dấu hiệu dị tật bẩm sinh. Việc này sẽ rất có ích trong việc tìm ra nguyên nhân thai chết lưu cũng như xác định nguy cơ bạn có thai chết lưu sau này.

Tùy theo tuổi thai và thời gian thai chết lưu, ta thấy có những thay đổi sau:

  • Thai bị tiêu đi chỉ còn nhau và bọc ối khi tuổi thai dưới 8 tuần
Những xét nghiệm có thể làm sau khi đã chẩn đoán thai chết lưu
Giải phẫu tử thi
  • Thai bị teo đét, bánh nhau cũng khô khi tuổi thai 3 - 4 tháng
  • Thai bị ủng mục sau 5 tháng thai chết
  • Thai bị thối rữa: nếu ối bị vỡ lâu, thai nhi vẫn nằm trong tử cung thì sẽ nhiễm trùng rất nhanh và nặng gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ

3. Các xét nghiệm về gen

Các xét nghiệm này được thực hiện nhằm kiểm tra bất thường bộ gen thai nhi.

4. Các xét nghiệm khác

Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm tìm dấu hiệu nhiễm trùng ở thai nhi.

Ngoài việc kiểm tra các vấn đề của thai chết lưu, bác sĩ sẽ phải hỏi thêm về tiền sử gia đình và các vấn đề mà bạn gặp phải trong quá trình mang thai. Bác sĩ có thể xét nghiệm máu và thực hiện các xét nghiệm khác để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng, bất thường trong bộ gen hoặc các vấn đề khác như lupus ban đỏ hoặc rối loạn tuyến giáp hay không.

Các xét nghiệm sau khi đã chẩn đoán là thai chết lưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân bị thai lưu. Bên cạnh đó, chúng cũng có vai trò to lớn trong chuẩn bị những lần mang thai sắp tới của bà mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: