Vitamin A trong chế độ ăn của trẻ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Trên toàn thế giới, trẻ em thiếu vitamin A lâm sàng có nhiều khả năng mắc các bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm và có nguy cơ mắc các vấn đề về thị giác bao gồm cả mù lòa. Do vậy, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A cho trẻ là rất cần thiết.

1. Tại sao vitamin A lại quan trọng?

Thuật ngữ “vitamin A” dùng để chỉ một nhóm các hợp chất hữu cơ bao gồm:

  • Tiền vitamin A: Các hợp chất như retinol, retinal, acid retinoic và retinol palmitate có nguồn gốc từ các sản phẩm động vật và được cơ thể người dễ dàng đồng hóa, hấp thu và sử dụng.
  • Provitamin carotenoids: Một loại sắc tố có nguồn gốc thực vật mà tế bào có thể chuyển đổi thành provitamin A. Một trong những loại provitamin carotenoid được biết đến nhiều nhất là beta carotene, giúp cà rốt, khoai lang, mơ và các loại trái cây và rau quả khác có màu cam sáng.

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị giác cũng như sự phát triển của xương và giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng. Vitamin A cũng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào và mô trong cơ thể, đặc biệt là tóc, móng và da. Ngoài ra, vitamin A cũng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể bé đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

bệnh tự kỷ
Trẻ bị tự kỷ nếu thiếu vitamin A có thể làm các triệu chứng bệnh trở lên trầm trọng hơn

Dưới đây là một số lý do chứng minh tầm quan trọng của vitamin A:

  • Trong giai đoạn thai kỳ, em bé cần vitamin A để đảm bảo sự phát triển bình thường của các cơ quan.
  • Vitamin A cần thiết cho quá trình phiên mã gen và hoạt động bình thường của hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ.
  • Vitamin A rất quan trọng cho sự phát triển của mắt cũng như chức năng thị giác bình thường bao gồm cả khả năng nhìn rõ trong điều kiện thiếu ánh sáng.
  • Thiếu vitamin A có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh tự kỷ đối với những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Trên toàn thế giới, trẻ em thiếu vitamin A lâm sàng có nhiều khả năng mắc các bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm và có nguy cơ mắc các vấn đề về thị giác bao gồm cả mù lòa. Tình trạng thiếu hụt vitamin A tương đối hiếm gặp ở các nước phát triển, tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, đó lại là một vấn đề khác. Đối với những nước này, thiếu vitamin A đã và đang là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa, thậm chí là tử vong ở trẻ em.

2. Các nguồn vitamin A

Gan động vật
Gan động vật có chứa nhiều vitamin A độc nhất nhưng không nên cho trẻ ăn quá nhiều

Có 3 nguồn thực phẩm chính cung cấp vitamin A là động vật, thực vật và thuốc bổ sung vitamin A:

  • Vitamin A nguồn gốc động vật: Nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin A nhất phải kể đến là gan. Tuy nhiên, gan thực sự chứa quá nhiều vitamin A so với mức nhu cầu cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ em. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều gan động vật, thay vào đó, hãy hướng sự chú ý của trẻ đến những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin A vừa phải khác như các loại cá nhiều dầu mà cá hồi là điển hình hay sữa và các sản phẩm từ sữa nhu bơ, pho mát, sữa chua....
  • Vitamin A nguồn gốc thực vật: Các nguồn thực vật cung cấp vitamin A bao gồm các loại rau như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, mơ, xoài, đu đủ và dưa đỏ. Beta carotene cũng được tìm thấy trong các loại rau có lá màu xanh đậm, như rau bina và cải xoăn.
  • Các loại thuốc bổ sung vitamin A: Các loại thuốc bổ sung vitamin A phổ biến có thể kể đến là retinyl palmitate - vitamin A. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc khác bổ sung vitamin A dưới dạng beta carotene. Bên cạnh đó một số loại thực phẩm được tăng cường vitamin A cũng có thể coi là nguồn bổ sung hợp lý như sữa, dầu ăn vàngũ cốc.

Dưới đây là danh sách một số loại thực phẩm được sắp xếp theo hàm lượng vitamin A giảm dần tính theo đơn vị đo lường quốc tế IU:

danh sách một số loại thực phẩm được sắp xếp theo hàm lượng vitamin A giảm dần tính theo đơn vị đo lường quốc tế IU

Lượng vitamin A trong thực phẩm có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào kích thước của trái cây hoặc rau củ. Trẻ em có thể ăn nhiều hoặc ít hơn lượng vitamin A được khuyến nghị tùy theo độ tuổi và khẩu vị của bé. Do đó các bậc cha mẹ nên ước lượng hàm lượng dinh dưỡng trong các món ăn sao cho phù hợp.

3. Trẻ có thể nhận được quá nhiều vitamin A không?

Câu trả lời sẽ là có. Thông thường, cơ thể cần chuyển đổi vitamin A từ dạng bất hoạt động sang dạng hoạt động thì mới có thể sử dụng chúng để phục vụ các mục đích khác. Trong đa số các trường hợp, tình trạng dư thừa vitamin A xảy ra là do sử dụng các chất bổ sung có chứa hàm lượng vitamin A hoạt động cao. Ngoài ra trẻ cũng có thể nhận được vitamin A ở dạng hoạt động quá nhiều thông qua một chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan và sữa. Chẳng hạn như gan bò có thể chứa tới 21.566 IU mỗi lát.

Ngược lại, tình trạng dư thừa vitamin A gần như không thể xảy ra trong trường hợp các bà mẹ cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa beta carotene hay carotenoid như cà rốt, các loại quả họ cam quýt,... Khi bé được cung cấp vitamin từ những nguồn này, cơ thể chỉ chuyển đổi những gì nó cần từ carotenoid thành dạng hoạt động của vitamin A. Điều này dẫn đến một trong những đặc điểm của những bé ăn quá nhiều cà rốt là da sẽ chuyển dần sang màu vàng cam. Hiện tượng này sẽ chấm dứt khi trẻ quay trở lại chế độ ăn bình thường.

Trẻ bị dư thừa quá nhiều vitamin A có thể bị suy nhược, đau đầu, buồn nôn, khô da và nhiều triệu chứng khác. Theo thời gian, sự dư thừa mạn tính của vitamin A được tạo thành sẵn có thể gây đau xương khớp và quá trình vôi hóa xương dẫn đến loãng xương. Vì vậy bổ sung vitamin A theo chỉ dẫn của các bác sĩ có thể là một phương pháp hữu ích đối với những trẻ bị thiếu hụt vitamin A. Nhưng nếu không, các chất bổ sung có thể có tác dụng ngược lại bởi một trẻ khỏe mạnh và được nuôi dưỡng tốt sẽ dễ dàng hấp thụ quá nhiều vitamin A.

Trẻ đau đầu
Trẻ thừa quá nhiều vitamin A có thể bị đau đầu

4. Bao nhiêu vitamin A là quá nhiều?

Trẻ từ 1 đến 3 tuổi không nên nhận quá 2.000 IU vitamin A mỗi ngày. Trong khi đó trẻ từ 4 đến 8 tuổi không nên nhận quá 3.000 IU vitamin A mỗi ngày. Đây là những mức tối đa được coi là an toàn mà Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học đưa ra. Ngoài ra, họ cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ không cho trẻ uống bổ sung vitamin A có chứa nhiều hơn lượng vitamin A khuyến nghị mà trẻ cần mỗi ngày.

Quá nhiều vitamin A dạng hoạt động có thể khiến trẻ cảm thấy buồn nôn và nôn, đau đầu, chóng mặt, mờ mắt và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ. Ảnh hưởng lâu dài có thể khiến trẻ bị loãng xương sớm, các vấn đề về gan và rối loạn hệ thần kinh trung ương.

Dưới đây là mức cho phép hàng ngày được khuyến nghị đối với vitamin A do Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ công bố. Danh sách này phản ánh lượng vitamin A trung bình mà một trẻ nên nhận được mỗi ngày. Đơn vị đo lường được sử dụng là RAE (tương đương với hoạt động retinol) được đo bằng micromet mỗi ngày. Ngoài ra danh sách cũng cung cấp những giá trị tương đương với đơn vị quốc tế (IU) được ghi trên một số nhãn thực phẩm và thuốc bổ sung vitamin A khác

Mức cho phép hàng ngày được đề xuất theo độ tuổi:

Trẻ 18 tuần tuổi
Trẻ 1-3 tuổi cần 300 RAE microgram/ngày

Trẻ 1-3 tuổi cần 300 RAE microgram/ngày

  • Đối với trẻ 1-3 tuổi: 300 RAE microgram/ngày (tương đương 1.000 IU).
  • Đối với trẻ 4-8 tuổi: 400 RAE microgram/ngày (tương đương 1.330 IU).
  • Đối với trẻ 9-13 tuổi: 600 RAE microgram/ngày (tương đương 2.000 IU).

Xem xét dựa trên mức hấp thụ trên có thể dung nạp hay không, lượng vitamin A khuyến nghị cho trẻ không được vượt quá lượng tối đa khuyến nghị mỗi ngày theo độ tuổi, cụ thể:

  • Đối với trẻ 1-3 tuổi: 600 RAE microgram/ngày (tương đương 2.000 IU).
  • Đối với trẻ 4-8 tuổi: 900 RAE microgram/ngày (tương đương 3.000 IU).
  • Đối với trẻ 9-13 tuổi: 1700 RAE microgram/ngày (tương đương 5660IU).

Cần lưu ý rằng lượng vitamin A tối đa khuyến nghị mỗi ngày cho trẻ theo độ tuổi không đề cập đến lượng carotenoid. Nếu trẻ có thể đáp ứng nhu cầu vitamin A bằng những loại thực phẩm giàu carotenoid, các bậc cha mẹ không cần phải quá lo lắng về việc hạn chế lượng ăn vào của bé.

Vitamin A là một chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Thiếu vitamin A sẽ dẫn đến một số vấn đề liên quan đến thị giác, trí tuệ cũng như sự phát triển về mặt thể chất của bé. Tuy nhiên, thừa vitamin A cũng có thể mang lại nhiều hậu quả cho bé. Do đó, các bậc cha mẹ cần nắm được cho con mình cần bao nhiêu vitamin A mỗi ngày, nguồn bổ sung vitamin A nào là tốt và cách bổ sung vitamin A như thế nào để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vitamin A.

Bên cạnh vitamin A, cha mẹ cũng cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, parentingscience.com, bellamysorganic.com.au

Video đề xuất:

Vai trò của vitamin A đối với sức khỏe của trẻ em

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan